* Gốc cây ái dục sâu và vững. Tuy cây đã bị đốn, nhưng cành lá vẫn có thể sinh ra trở lại. Tâm ái dục chưa dứt trừ thỉ theo lẽ thường, cái khổ do ái dục đem tới vẫn còn trở lại như thường.
* Tâm ái dục là một dòng chảy thường xuôi theo dòng tập khí và dòng kiêu mạn. Những tư duy và nhận thức của ta đều có thể được tô điểm theo màu sắc ái dục và do đó chính mình tự che lấp sự thật và không thấy được sự thật.
*...Cái loại gông cùm ái nhiễm cột người ta vào vòng hệ lụy mới thật là loại gông cùm kiên cố.
* Tình yêu ít nhiều có gốc rễ từ tình dục, chúng ta phải công nhận chuyện đó. Khao khát thương yêu và được thương yêu có mặt trong tất cả mọi người chúng ta. Tu tập không phải là để quét sạch, để lấy đi hết những thứ đó; lấy đi hết những thứ đó thì ta không còn là con người nữa. Ta tu tập là để có khả năng đối phó với những thứ đó, cười với nó, khiến nó không làm gì được ta...
* Tư do cái tưởng sinh ra. Sau khi có xúc, tác ý và thọ thì ta có một nhận thức về đối tượng đó. Nếu ta cho đối tượng đó là tịnh, là lạc, là ngã, là thường thì ta có một nội kết êm ái. Nội kết êm ái sinh ra tư, cái tư đó là cái thiếu vắng, cái nhớ mong bồn chồn không quên được. Tư là tư niệm thực, tức nguồn thực phẩm thứ ba trong bốn loại thực phẩm. Tư là nghĩ tới nó và cứ muốn, ao ước có nó.
Trong kinh này có nói về nội kết, về tư và về tưởng. Trong bài kệ thứ 31 có nói: Này ái dục ơi, ta biết gốc gác của mi rồi. Dục ý là từ ước muốn và nhận thức sai lầm mà phát khởi. Chữ ước muốn được dịch tư chữ tư và chữ nhận thức sai lầm được dịch từ chữ tưởng. Bụt chỉ cho ta rất rõ ràng gốc rễ của ái dục. Vọng tưởng đưa tới tư niệm, tư niệm làm cho ta cảm thấy thiếu thốn, đau khổ, bất an. Và tư đưa tới những phiền não như lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, giận hờn....Với chánh niệm, ta để ý tới xúc, tác ý, thọ và khi đi tới tưởng ta sẽ không bị vọng tưởng. Ta thấy đối tượng kia là vô thường có thể đem lại khổ đau, nó không có gì chắc thực ở bên trong và nó là bất tịnh; lúc đó tự nhiên ta không còn vọng tưởng và không có vọng tưởng thì ta sẽ không có nội kết êm ái...
* Tình yêu ít nhiều có gốc rễ từ tình dục, chúng ta phải công nhận chuyện đó. Khao khát thương yêu và được thương yêu có mặt trong tất cả mọi người chúng ta. Tu tập không phải là để quét sạch, để lấy đi hết những thứ đó; lấy đi hết những thứ đó thì ta không còn là con người nữa. Ta tu tập là để có khả năng đối phó với những thứ đó, cười với nó, khiến nó không làm gì được ta...
* Tư do cái tưởng sinh ra. Sau khi có xúc, tác ý và thọ thì ta có một nhận thức về đối tượng đó. Nếu ta cho đối tượng đó là tịnh, là lạc, là ngã, là thường thì ta có một nội kết êm ái. Nội kết êm ái sinh ra tư, cái tư đó là cái thiếu vắng, cái nhớ mong bồn chồn không quên được. Tư là tư niệm thực, tức nguồn thực phẩm thứ ba trong bốn loại thực phẩm. Tư là nghĩ tới nó và cứ muốn, ao ước có nó.
Trong kinh này có nói về nội kết, về tư và về tưởng. Trong bài kệ thứ 31 có nói: Này ái dục ơi, ta biết gốc gác của mi rồi. Dục ý là từ ước muốn và nhận thức sai lầm mà phát khởi. Chữ ước muốn được dịch tư chữ tư và chữ nhận thức sai lầm được dịch từ chữ tưởng. Bụt chỉ cho ta rất rõ ràng gốc rễ của ái dục. Vọng tưởng đưa tới tư niệm, tư niệm làm cho ta cảm thấy thiếu thốn, đau khổ, bất an. Và tư đưa tới những phiền não như lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, giận hờn....Với chánh niệm, ta để ý tới xúc, tác ý, thọ và khi đi tới tưởng ta sẽ không bị vọng tưởng. Ta thấy đối tượng kia là vô thường có thể đem lại khổ đau, nó không có gì chắc thực ở bên trong và nó là bất tịnh; lúc đó tự nhiên ta không còn vọng tưởng và không có vọng tưởng thì ta sẽ không có nội kết êm ái...
(Trích Kinh chiếc lưới ái ân - Ái Dục phẩm, Thích Nhất Hạnh dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán Tạng)
(rảnh sẽ post tiếp để chia sẻ với các bạn TD, BA) :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét