Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015
He knew I loved him enough...
Mình muốn đọc cuốn này, bởi mình thích Carine McCandless.
Nhớ đến cô - em gái của chàng siêu lang thang Chris McCandless, mình nhớ đến một "tiếng nói phía sau" trầm tĩnh và thấu hiểu: "I wondered why he hadn't tried to call in case I might answer. He could've hung up if it wasn't me. Why wouldn't he send a letter, maybe through a friend? It hurt a little, but I told myself it was good. He knew I loved him enough to bear with the not knowing".
Lần nào xem Into the wild (tối hôm kia vô tình kênh Cinemax chiếu bộ phim này), lần nào mình cũng cảm động khi nghe câu đó: Anh biết tình yêu của tôi dành cho anh đủ lớn để có thể chịu đựng việc không biết gì cả.
Có một thời mình mê ca khúc Guaranteed của Eddie Vedder viết cho Into the wild: “...Don't come closer or I'll have to go / Owning me like gravity are places that pull / If ever there was someone to keep me at home / It would be you...”.
Chắc không phải ai cũng biết “you” trong lời ca của Eddie chính là Carine.
Mình yêu Eddie cũng vì câu đó :).
Đến hôm qua mới biết là Carine có viết sách.
So many people live within unhappy circumstances and yet will not take the initiative to change their situation because they are conditioned to a life of security, conformity, and conservatism, all of which may appear to give one peace of mind, but in reality nothing is more damaging to the adventurous spirit within a man than a secure future.
He was right in saying that the only certain happiness in life is to live for others
Keep moving forward and be true to yourself. You are the only one who can ensure your own happiness.
He could be alone without being lonely.
You can’t touch those with your hands. Everything you can touch with your hands is just stuff
Tất cả là từ The wild truth của Carine McCandless.
Chris, "anh" đã mất sớm, nhưng có hề gì nhỉ? Tháng năm không đo được ý nghĩa của cuộc sống. Qua Carine, tôi càng tin anh đã hạnh phúc như những lời cuối anh viết.
Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015
Sâm & Hạ
Giữ một tơ rơi
Thôi chúng mình cứ nhìn nhau, xa vắng
Đừng nói nhau nghe những nỗi thật thà
Một hơi thở cũng đủ làm náo động
Những ấm nồng vừa yên ngủ, hôm qua
Thôi chúng mình cứ thương nhau trong dạ
Anh đừng nhìn đôi vai nhỏ rưng rưng
Em đừng đếm những nếp nhàu trong mắt
Vạn âu lo mình giấu nốt, như từng
Anh hãy vui bên kia đồi cỏ ngọt
Em ngút xa tựa chim nhỏ cuối trời
Ta đâu thể quay về ngày xanh biếc
Nên lặng im nhìn tha thiết, phai phôi
Mình hãy giữ giùm nhau tình thấm mệt
Như ân cần ngồi giữ một tơ rơi.
Anh hãy vui bên kia đồi cỏ ngọt
Em ngút xa tựa chim nhỏ cuối trời
Ta đâu thể quay về ngày xanh biếc
Nên lặng im nhìn tha thiết, phai phôi
Mình hãy giữ giùm nhau tình thấm mệt
Như ân cần ngồi giữ một tơ rơi.
29.7.2015
Sâm Cầm
P/S: Thơ của cô bạn nhỏ Sâm Cầm, đọc rất thấm trong buổi chiều...nghiện Kurt Cobain, xót mình "going where the cold winds blow"...
Chữ Tơ rơi trong câu cuối và tựa, như Sâm nói, là em nhớ "Tơ rơi" của em Hạ. Tơ rơi đó ở đây.
Chữ Tơ rơi trong câu cuối và tựa, như Sâm nói, là em nhớ "Tơ rơi" của em Hạ. Tơ rơi đó ở đây.
Lưu lại ở đây hai mẩu nhỏ "giới thiệu" hai thiếu nữ 'Kira" đáng yêu này:
Thơ Sâm Cầm: Là một tác giả thơ vừa được độc giả biết đến qua giải nhất của cuộc thi thơ trên mạng xã hội Facebook - Lời tỏ tình đầu tiên, nhưng Sâm Cầm không phải là cái tên lạ với nhiều blogger yêu thơ. Nhiều bài thơ tình của cô vẫn được những cô gái “đang tuổi yêu” chia sẻ với nhau, bởi niềm đồng cảm về những giấc mơ tình yêu, những bối rối, luýnh quýnh, dỗi hờn, yêu thương rất là con gái. Và hơn cả thế, người đọc tìm thấy trong thơ Sâm Cầm một mùi vị trong veo vẫn luôn lẩn khuất đâu đó, sau những da diết đầy nữ tính.
Sâm Cầm tên thật là Võ Hoài Sâm, sinh năm 1983, đang sống và làm một công việc liên quan đến sách thiếu nhi tại Sài Gòn.
Sâm Cầm tên thật là Võ Hoài Sâm, sinh năm 1983, đang sống và làm một công việc liên quan đến sách thiếu nhi tại Sài Gòn.
Gương : 25 tuổi, đang làm biên tập - phát thanh viên của chương trình Khúc nhạc tình trên sóng FM của Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM, Hạ Tuyên tự gọi mình là “cô - em - không - tìm - được - tính - từ - nào - để - mô - tả” và xem viết lách “như một lời tự thú, một thế giới ở phía sau”.
Đây là truyện ngắn thứ hai tác giả gửi đến độc giả Tuổi Trẻ Cuối Tuần, sau Tơ rơi (Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ra ngày 18-6-2010). Dù là những truyện ngắn đầu tay, Hạ Tuyên đã cho thấy một giọng riêng khó lẫn, với những con chữ “âm u” mà rung vang, như tiếng gàu thả rơi - lúc nhẹ nhàng, lúc cuống vội ngả nghiêng - trong lòng giếng cũ sâu...“Lòng giếng sâu” ấy cũng là không khí truyện của Hạ Tuyên, cho thấy sau những mộng mị phơi bày vẫn còn thăm thẳm điều giấu kín, khi một người thiếu nữ ngồi kể mà như không kể, một đoạn tình im vang...
Đây là truyện ngắn thứ hai tác giả gửi đến độc giả Tuổi Trẻ Cuối Tuần, sau Tơ rơi (Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ra ngày 18-6-2010). Dù là những truyện ngắn đầu tay, Hạ Tuyên đã cho thấy một giọng riêng khó lẫn, với những con chữ “âm u” mà rung vang, như tiếng gàu thả rơi - lúc nhẹ nhàng, lúc cuống vội ngả nghiêng - trong lòng giếng cũ sâu...“Lòng giếng sâu” ấy cũng là không khí truyện của Hạ Tuyên, cho thấy sau những mộng mị phơi bày vẫn còn thăm thẳm điều giấu kín, khi một người thiếu nữ ngồi kể mà như không kể, một đoạn tình im vang...
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015
Sợi tơ nhện
GS Cao Huy Thuần: Tính thiện là đốm lửa không tắt...
Ảnh: Tiến Long |
Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò, …- những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu – nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện (NXB Trẻ).
Như hầu hết các tập tản văn khác của GS Cao Huy Thuần, Sợi tơ nhện đã được tái bản ngay sau hai tuần ra mắt. Dịp này, Tuổi Trẻ cuối tuần có cuộc trò chuyện với tác giả:
* Trở đi trở lại trong nhiều cuốn sách và đặc biệt trong Sợi tơ nhện, ông thường đề cập đến một nguyên tắc đạo đức quan trọng: không nói dối, và trước tiên phải thật với mình thì mới không dối với người. Có thể hiểu ông rất đau đáu với căn bệnh nói dối tràn lan hiện nay? Theo ông – ở góc nhìn của một giáo sư, bên cạnh gia đình, giáo dục ở nhà trường có thể làm gì thiết thực hơn để dạy mỗi đứa trẻ, mỗi công dân biết thành thật, cũng là biết “làm người”?
- Nói dối là vấn đề làm đau xót xã hội hiện nay. Chung quanh chúng ta, ai cũng biết, toàn là dối. Chính ta cũng nói dối, vì nói thật thì không sống được. Rồi ta lại dặn con: "đừng nói thật, con ạ, nói thật thì lỗ đấy". Nói dối đã trở thành hệ thống, in sâu vào thói quen, biến văn hóa tốt đẹp thành văn hóa nói dối.
Nhưng chúng ta đừng mất lòng tin, dù cho tôi chẳng đề nghị được với cô một phương thức gì cụ thể để đưa nói thật vào nhà trường hiện nay. Tôi nghĩ nhà trường cũng chịu thôi. Nhưng, đừng mất lòng tin, vì bất cứ ai cũng nghĩ trong lòng rằng nói dối là xấu. Đừng mất lòng tin, vì tính thiện luôn luôn là ngọn nến trong lòng, đốm lửa không tắt, ánh sáng bất diệt. Lòng tin đó khiến tôi nhiều lần gợi lên vấn đề nói dối, mỗi lần dưới một khía cạnh khác nhau.
Lần này, trong Sợi tơ nhện, tôi nêu vấn đề dưới khía cạnh triết lý, nhưng để đưa đến một kết luận đạo đức đơn giản, có thể áp dụng trong mọi tình huống: hãy thành thật với mình. Khi nói dối, biết mình đang nói dối, biết mình đang xấu, biết hổ thẹn, biết chữa lại. Cái đáng sợ nhất nơi người nói dối là nói dối quen lưỡi, nói dối mà nghĩ rằng mình nói thật, rằng ai cũng nghĩ mình nói thật. Cái đáng sợ nhất, nói theo ngôn ngữ dân gian, là lương tri không còn biết phân biệt đâu là ma đâu là Phật, lầm ma với Phật, Phật với ma. Với lòng tin nơi sự thành thật không mất đâu cả ở trong ta, ta có thể quy y với chính ta, ai cũng có thể thệ nguyện: "tôi nguyện giữ giới không nói dối". Bằng cách tự thắp ánh sáng trong ta, trong mỗi người, biết đâu văn hóa nói dối cũng bớt tối tăm.
* Bởi vậy, có những câu trong sách làm người đọc giật mình chiêm nghiệm, đọc như đọc một câu kinh. Chẳng hạn: "Cách hay nhất đối với bóng tối là ánh sáng. Cách hay nhất đối với xấu là tốt"…
- Vậy thì tôi kể thêm câu chuyện này nhé, lần này thì lấy trong kinh ra hẳn hoi. Hai ông vua lân bang gặp nhau ở biên giới. Hai xe đối đầu nhau trên một con đường hẹp, chỉ vừa một xe đi. Không ai nhường ai. Cuối cùng, hai ông giải quyết tranh chấp bằng câu hỏi: Ông dạy dân thế nào? Ông kia nói: "Cứng rắn đối cứng rắn / Mềm mỏng đối mềm mỏng / Thiện đức đối thiện đức / Bất thiện đối bất thiện". Ông này đáp: "Lấy không giận thắng giận / Lấy thiện thắng không thiện / Lấy thí thắng xan tham / Lấy chân thắng hư ngụy". Ông kia xuống xe.
- Trong Sợi tơ nhện đầy những chuyện giản dị như vậy, lắm khi tưởng là đùa, mà thật là thâm thúy. Ngoài ra, cuộc sống trong những tản văn của ông luôn đầy huyền nhiệm, giúp “thắp sáng” trí óc người thật sự lắng nghe câu chuyện, khiến người đọc thêm trân quý đời sống. Với riêng ông, đâu là “châm ngôn sống” mà ông muốn người đọc nhớ và thực tập nhất từ Sợi tơ nhện?
- Tôi quý chữ "thực tập" của cô, nhưng tôi đề nghị thay chữ "châm ngôn sống" bằng "kinh nghiệm sống". Châm ngôn là đến từ bên ngoài. Với tôi, đạo đức phải đến từ bên trong, tự tôi khám phá bằng kinh nghiệm, không luân lý nào áp đặt. Vậy, với kinh nghiệm sống của tôi, tôi tự thấy hạnh phúc là khi mình biết quên mình nhiều hơn và nghĩ đến người khác nhiều hơn. Đơn giản thôi, cô ạ. Cô nghĩ đến con của cô nhiều hơn hay nghĩ đến cô nhiều hơn? Khi cô căng thẳng với chồng, và nếu cô biết ngừng lại một chút, quên cái giận của cô một giây thôi, có phải cô cứu vãn hạnh phúc ngàn vàng của cô không? Sau đó, tới thơm ông chồng một cái, trời ơi, có gì hạnh phúc hơn? Ai biết tha thứ, người đó hạnh phúc. Trong Sợi tơ nhện có một chuyện để nói lên ý đó.
* Ông từng nói: “Sách của tôi thường viết là để cho giới trẻ đọc, đạo đức trong ấy là gửi cho giới trẻ”. Với Sợi tơ nhện lần này, ông có e ngại những vấn đề như “Sinh tử”, “Thiền ý »… khó được giới trẻ ngày nay lãnh hội, nhất là lớp trẻ VN ít được đào tạo bài bản về triết học, dễ e ngại những vấn đề còn nhiều tính triết luận?
- Ôi chao, câu hỏi này liên quan đến nhiều chuyện quá, nhưng trước hết, tôi xin hỏi lại cô: thế nào là "trẻ", thế nào là "già"? Tôi cam đoan với cô, các độc giả cụ già của tôi đọc chuyện yêu đương trong sách, chẳng ai thấy mình già đâu! Tất cả nhân loại, ai chết cũng đều chết trẻ vì chẳng ai muốn mình già. Như vậy, chẳng lẽ cô không tự nhận mình là "giới trẻ"? Nơi quyển Nhật ký Sen trắng của tôi, dưới nhan đề lớn ấy là nhan đề phụ: "Chuyện kể cho tuổi 15 và phụ huynh". Bởi vì phụ huynh cũng là "giới trẻ"! Không trẻ với con, hoặc không biết trẻ với con, thì không hiểu con được đâu, không làm đầy đủ được bổn phận của cha mẹ. Cho nên "giới trẻ" của tôi là mọi lứa tuổi, bắt đầu là tôi vì tôi không có tuổi.
Ấy là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai trong câu hỏi của cô là chuyện làm tôi buồn nhất. Tôi chảy nước mắt trong nhiều sách cũng vì cái buồn ấy. Cái học của ta, cô ạ, không nhắm đến việc mở mang đầu óc suy nghĩ, phán đoán, không khai phóng những cái đầu tự chủ mà giam hãm nó trong nô lệ. Những vấn đề tôi đặt ra trong sách là to tát quá cho giới trẻ chăng? Tôi kể ra đây cho cô vài đề thi môn Triết trong kỳ thi tú tài vừa rồi tại Pháp, nghĩa là cho các em 18 tuổi. "Có phải tôi là cái mà quá khứ của tôi đã làm ra tôi?" "Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?" "Nghệ sĩ đưa ra một điều gì để hiểu chăng?" "Phải chăng ý thức của cá nhân chỉ là phản ánh của xã hội trong đó cá nhân ấy sống?". Họ học là học vậy, cô ạ. Học suy nghĩ. Nói nữa thì chỉ chảy nước mắt thêm mà thôi. Cô nghĩ sống chết là chuyện của các cụ già? Cô tưởng một em bé mồ côi mất mẹ không biết thốt ra một câu chứa đựng tất cả triết lý của thiên hạ: "Mẹ ơi, bây giờ mẹ ở đâu?"
* Như vậy thì chuyện "thiền" cũng không có tuổi, thưa ông?
- Luôn luôn trẻ, càng ngày càng trẻ. Cô quá biết sự bùng nổ của "thiền" trong các xã hội Âu Mỹ đang bị stress này. Đâu đâu cũng nói "thiền". Sinh viên ngồi thiền. Xí nghiệp ngồi thiền. Bệnh viện ngồi thiền. Thậm chí trẻ em ở tiểu học cũng được hướng dẫn ngồi im lặng trước giờ học. Tôi chỉ sợ là thiền đi quá xa trên đường thực dụng. Bởi vậy, tôi muốn đưa thiền về lại với những sự việc đơn giản nhất trong đời sống: một tiếng kêu của con ngỗng trời, một hơi thở ấm của nắng đầu xuân... Đi thì biết mình đi, ăn thì biết mình ăn, cô nghĩ "giới trẻ" không hiểu được chuyện đó hay sao? Trong Sợi tơ nhện, cây roi của ông quan huyện cũng không dám đánh vào mùa xuân của tuổi trẻ vì nó cũng ý thức được mùa xuân vừa đến nơi một tác phẩm của tạo hóa. Tôi muốn "giới trẻ" làm quen với thiền như vậy, nơi bất cứ sự vật nào, nơi một câu thơ bình thường thôi, chẳng hạn câu này của Hàn Mặc Tử:
Chàng ơi, chàng ơi sự lạ đêm qua
Mùa xuân tới mà không ai biết cả.
Cái giật mình khi chợt thấy mùa xuân đến, ấy là cái giật mình của thiền. Bởi vì không phải ai cũng thấy. Mà ai thấy thì chuyện bình thường nhất cũng là "sự lạ".
Nếu cô nghĩ rằng "giới trẻ" cũng vẫn chưa hiểu thì tôi xin kể chuyện này. Hồi trước, khi tôi còn đi dạy ở Sài Gòn, tình cờ tôi đọc được một bài thơ trong một nội san của sinh viên trường Luật, bây giờ quên hết, chỉ nhớ lỏm bỏm mấy câu cuối, chắc là không đúng hẳn với nguyên văn:
Tôi tiếp tục gục đầu trên quyển Dân luật khái luận
Khi ngẩng lên
Người yêu đi lấy chồng.
Không biết sống trong mỗi giây phút hiện tại thì mất bồ là chuyện hiển nhiên, "giới trẻ" nào mà không biết chân lý ấy?
Box:
"Hãy sống như thử bao giờ cũng là khoảnh khắc cuối cùng, và hãy yêu cuộc đời như một ân huệ tối thượng mà ta phải đền đáp bằng tất cả tốt đẹp, thánh thiện trong lòng"
Trích Sợi tơ nhện – Cao Huy Thuần
P/S: Bài đã in trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.
Và bài điểm sách của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn:
Bài trên blog của BS Đỗ Hồng Ngọc: Đường bay của hạnh phúc
Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015
Biết lòng mình vừa trổ đóa yêu thương (*)
Trời Sài Gòn sáng nay đẹp... như lòng ai vừa ngã vào ai đó.
Ngóc ngách nào cũng "trổ đóa yêu thương".
Lòng chưa đủ say để ngã vào ai cả. Chỉ mong "đóa yêu thương" mình đang có đừng bung cánh làm chi, chỉ cần là một nụ hoa hàm tiếu.
Có được không? Một nụ hoa. Để luôn giữ lại chút hương thầm. Không rực rỡ bung nở. Không cuồng say. Không rã cánh. Bình thản, mặc ong - bướm đi về.
Tôi nghĩ mình yêu thứ tình cảm dịu nhẹ cân bằng đó - thứ tình cảm chỉ vừa thoảng hương, không sóng sánh muộn phiền.
"Tình giản dị ta giữ yên vậy nhé" (*). Có được không?
(*) thơ Nguyễn Thiên Ngân.
P/S: "Tán" vậy thôi, tôi biết trời đẹp vì hôm nay là ngày "vui xuất ngoại" của "thầy u". Note thêm để nhớ ;)
Ngóc ngách nào cũng "trổ đóa yêu thương".
Lòng chưa đủ say để ngã vào ai cả. Chỉ mong "đóa yêu thương" mình đang có đừng bung cánh làm chi, chỉ cần là một nụ hoa hàm tiếu.
Có được không? Một nụ hoa. Để luôn giữ lại chút hương thầm. Không rực rỡ bung nở. Không cuồng say. Không rã cánh. Bình thản, mặc ong - bướm đi về.
Tôi nghĩ mình yêu thứ tình cảm dịu nhẹ cân bằng đó - thứ tình cảm chỉ vừa thoảng hương, không sóng sánh muộn phiền.
"Tình giản dị ta giữ yên vậy nhé" (*). Có được không?
(*) thơ Nguyễn Thiên Ngân.
P/S: "Tán" vậy thôi, tôi biết trời đẹp vì hôm nay là ngày "vui xuất ngoại" của "thầy u". Note thêm để nhớ ;)
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015
Chuyện của hôm qua
Tôi yêu cái khoảnh khắc đã đóng khung thành bức ảnh dịu dàng trong trí nhớ: người phụ nữ đứng vịn tay vào bậu cửa, nhìn ra người đàn ông ngồi trên yên xe đang chuẩn bị "lên đường". Người đàn ông quay nhìn, cánh tay giơ lên rất nhanh, như một lời chào...mạnh mẽ. Khoảng cách giữa họ đang giãn ra, mà hai đôi mắt lại thật gần, thật gần...
Tôi yêu nụ hôn bằng mắt đó. Yêu đôi mắt ấm nụ cười đó. Đủ hong ấm cả một cơn mưa còn chưa kịp tới.
Tôi yêu những khoảnh khắc từ biệt khiến những tâm hồn đã tìm thấy nhau thêm tin: dù ở đâu, ta cũng có nhau, có nhau. Và chờ nhau....
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015
Viết là lặng lẽ trở về...
Anh gói em, ở nơi nương náu giản dị nhất: anh giấu em trong nỗi vui của anh như một tờ thư ngập ánh mặt trời.
(Cela fait longtemps que je ne sors plus sans toi. Je t’emporte dans la plus simple cachette qui soit: je te cache dans ma joie comme une lettre en plein soleil, Christian Bobin, L’inespérée)
Không phải người ta viết để trở thành nhà văn. Viết là lặng lẽ trở về với tình yêu thiếu vắng của tất cả tình yêu.
(Christian Bobin, La part manquante)
Nguyễn Quốc Trụ dịch (?)
http://www.tienve.org/home/viet/viewVietJournals.do?action=viewArtwork&artworkId=270
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015
Go as a river
Postcard từ Mixay village, Vientiane |
"Đi như một dòng sông".
Đã nghe và đọc nhiều từ sách của Sư ông, từ trang nhà Làng mai, nhưng lần đầu tiên được chúc như thế, từ Na. Cảm ơn Na rất nhiều :)
Na cũng vậy nhé, để "reach the sea of peace, love and clarity". Na nghe bài hát ni chưa?
"Note" lại ở đây một món quà đẹp.
Và những "gạch đầu dòng" cho một chuỗi ngày dài không viết ở đây:
- 3 cây Mai mới mang về đêm 30 tết, với papa và em, có lẽ còn vàng hết cả tháng giêng.
- Cây hoa Giấy mới, hoa Tường vi cho ngày 8-3 với mẹ. Một ngày tháng ba có hai bông hoa tường vi rủ nhau cùng chào buổi sáng, chào papa. Nhớ tiếng papa reo. Nhớ nụ cười của mẹ lúc xem ảnh. Nhớ lúc hai cha con loay hoay bứng cây vào chậu mới.
- Cây rau nhắn Trường Sơn trồng trên sân thượng đã nẩy nhiều chiếc lá con tươi xanh. Chạm vào "ẻm", vui như chạm vào một làn da baby.
- Những ngày trở lại với khái niệm "đi học" và "học". Yêu những buối sáng ngồi ở Bazan, nhìn con đường nhỏ và đợi...
- Và yêu buổi sáng ni, ngồi trong rạp chiếu một mình, chảy nước mắt vì một bàn tay vẫy nhòa đi sau cành lá, vì những suy tư về ý nghĩa của đời sống, về cách mỗi con người đối diện với những thứ đến và đi...
From Boyhood:
"Everything? What's the point? I mean, I sure as shit don't know. Neither does anybody else, okay? We're all just winging it, you know? The good news is you're feeling stuff. And you've got to hold on to that".
"You know how everyone's always saying seize the moment? I don't know, I'm kind of thinking it's the other way around, you know, like the moment seizes us".
Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015
Chuyến xe dưới trời sao
Năm chữ đó tôi ghi xuống từ khi vừa trở về, sau chuyến đi, để nhớ về một khoảnh khắc đã tạc vào ký ức...
Đêm hôm ấy, một ngày giữa tháng 12, trên đường.
Tôi tỉnh dậy trên chiếc xe tải nhỏ (các bác tài ở Myanmar gọi là Suzuki), ngồi thu lu giữa năm người bạn đồng hành đang say ngủ. Thật sự là "thu lu", vì cái sàn xe vừa đủ cho sáu đứa bọn tôi nằm xoay hai đầu và gác chân lên nhau mà ngủ. Giống như xe lam ở VN nhưng to hơn một chút, chiếc xe mang chúng tôi đi - vội - vàng - đến - nơi - chưa - biết đêm ấy không cửa, không máy điều hòa, không ghế. Thay vào đó là gió - đầy gió, chút hơi ấm đồng bọn và thật bất ngờ - bất ngờ đến xao xuyến: "chàng" chở nguyên cả một trời sao.
Người hình dung nhé, vạn con đom đóm hóa thạch gắn vào một tấm thảm nhung đen. Được ngắm từ một thùng xe như thế. Khi thức dậy, ánh sao và những ánh đèn xe lướt qua giúp tôi nhận ra chiếc xe đang nằm chúi xuống trên khúc cua dốc. Rõ ràng xe đã dừng đột ngột. Ở đầu xe, bác tài đang cãi vã với hai người đi xe máy. Cuộc tranh cãi kéo dài hơn nửa tiếng. Đoán là đã có một cuộc va quẹt, tôi đã định bước xuống hỏi chuyện và bồi thường dùm bác tài để xe khởi hành trở lại, kịp đến Kyaiktiyo vào 5g sáng. Nhưng cái bầu trời sao đêm ấy cứ níu tôi ngồi lại, vừa hoang mang (với tình cảnh), vừa ngỡ ngàng, xúc động...(với khung cảnh). Không khỏi không nhớ đến chàng "siêu lang thang" Chris McCandless, dáng ngồi của chàng diễn viên Emile Hirsch trên chiếc xe buýt kỳ diệu của chàng. Không khỏi không nhớ đến bầu trời sao "của riêng mình" ở Pác Ngòi...Và một nỗi nhớ cũ...
"Tặng em những đóa sao bay/ Ta đem tình này liều gửi thinh không..."
Những đóa sao đêm ấy, không hão huyền như câu chữ kia, tôi biết mình được ban tặng. Nên tôi cứ ngồi như thế, một mình, lặng lẽ gửi vào thinh không một trái tim hòa nhịp-bình-yên, một đôi mắt không muốn một giây dịch chuyển hướng nhìn, tham lam muốn tạc vào ký ức từng khoảnh khắc mình - đang - sống, một "trải nghiệm" mình biết sẽ chỉ còn trong ký ức chứ không thể nào "sống lại" được...
Trên đường đã đi và đường đi tới, có bao nhiêu đoạn "on my own" với "mộng đời bất tuyệt" vậy đâu...(?)
Đêm hôm ấy, một ngày giữa tháng 12, trên đường.
Tôi tỉnh dậy trên chiếc xe tải nhỏ (các bác tài ở Myanmar gọi là Suzuki), ngồi thu lu giữa năm người bạn đồng hành đang say ngủ. Thật sự là "thu lu", vì cái sàn xe vừa đủ cho sáu đứa bọn tôi nằm xoay hai đầu và gác chân lên nhau mà ngủ. Giống như xe lam ở VN nhưng to hơn một chút, chiếc xe mang chúng tôi đi - vội - vàng - đến - nơi - chưa - biết đêm ấy không cửa, không máy điều hòa, không ghế. Thay vào đó là gió - đầy gió, chút hơi ấm đồng bọn và thật bất ngờ - bất ngờ đến xao xuyến: "chàng" chở nguyên cả một trời sao.
Người hình dung nhé, vạn con đom đóm hóa thạch gắn vào một tấm thảm nhung đen. Được ngắm từ một thùng xe như thế. Khi thức dậy, ánh sao và những ánh đèn xe lướt qua giúp tôi nhận ra chiếc xe đang nằm chúi xuống trên khúc cua dốc. Rõ ràng xe đã dừng đột ngột. Ở đầu xe, bác tài đang cãi vã với hai người đi xe máy. Cuộc tranh cãi kéo dài hơn nửa tiếng. Đoán là đã có một cuộc va quẹt, tôi đã định bước xuống hỏi chuyện và bồi thường dùm bác tài để xe khởi hành trở lại, kịp đến Kyaiktiyo vào 5g sáng. Nhưng cái bầu trời sao đêm ấy cứ níu tôi ngồi lại, vừa hoang mang (với tình cảnh), vừa ngỡ ngàng, xúc động...(với khung cảnh). Không khỏi không nhớ đến chàng "siêu lang thang" Chris McCandless, dáng ngồi của chàng diễn viên Emile Hirsch trên chiếc xe buýt kỳ diệu của chàng. Không khỏi không nhớ đến bầu trời sao "của riêng mình" ở Pác Ngòi...Và một nỗi nhớ cũ...
"Tặng em những đóa sao bay/ Ta đem tình này liều gửi thinh không..."
Những đóa sao đêm ấy, không hão huyền như câu chữ kia, tôi biết mình được ban tặng. Nên tôi cứ ngồi như thế, một mình, lặng lẽ gửi vào thinh không một trái tim hòa nhịp-bình-yên, một đôi mắt không muốn một giây dịch chuyển hướng nhìn, tham lam muốn tạc vào ký ức từng khoảnh khắc mình - đang - sống, một "trải nghiệm" mình biết sẽ chỉ còn trong ký ức chứ không thể nào "sống lại" được...
Trên đường đã đi và đường đi tới, có bao nhiêu đoạn "on my own" với "mộng đời bất tuyệt" vậy đâu...(?)
Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015
"Cõi người ta" yêu dấu ở Burma
"Tối ni bỗng nhiên thèm uống bia", em nhắn về Huế. Rồi mới nhận ra mình nhớ quá mùi vị của Myanmar...
Làm răng để có 1/3 ly bia Myanmar "not cold" lúc này? Làm răng gặp lại được những người Myanmar cực kỳ đáng yêu mình đã được gặp? Chị Ý Y (ghi theo phiên âm) ở làng Mithanu. Em gái Zarchi ở ngôi nhà cạnh dòng sông cách New Bagan 3 giờ đạp xe. "Cái anh" gọt bưởi ở Yangon đã đưa túi vải của ảnh cho em....
Làm răng để có 1/3 ly bia Myanmar "not cold" lúc này? Làm răng gặp lại được những người Myanmar cực kỳ đáng yêu mình đã được gặp? Chị Ý Y (ghi theo phiên âm) ở làng Mithanu. Em gái Zarchi ở ngôi nhà cạnh dòng sông cách New Bagan 3 giờ đạp xe. "Cái anh" gọt bưởi ở Yangon đã đưa túi vải của ảnh cho em....
Thật sự là em rất nhớ họ. Những nụ cười ấm áp của họ...
Nhớ căn bếp đầy nắng xiên của chị Ý Y - nơi chị chiên trứng cho "đám khách" dùng cơm trưa. Lúc đám khách nằm lăn quay ra ngủ trên chiếc giường duy nhất giữa nhà, chị cứ ngồi nhìn, miệng không khi nào tắt nụ cười. Có gì để nói với một người quen mới? Vậy mà, nhớ không Ý Y, chị em ta trò chuyện không ngớt suốt một buổi trưa hôm ấy. Thân tình đến lạ.
Nhớ Zarchi rất nhiều, lúc chúng em dừng lại sửa xe, lúc ăn "bánh xèo vỏ" Nơi "thích lắm" bên đường, lúc cô ấy cắm cúi gọt hết hai trái dưa vừa mua ở chợ, lúc ra bờ sông tìm "your friends", lúc cô ấy đạp xe theo tiễn mình về New Bagan. Thiệt là muốn ôm cô ấy một lần nữa, lần nữa.
Chính Ý Y, Zarchi; cô chủ ở khách sạn Nandawunn (Nyaung Shew, Shan); cô gái bán hàng lưu niệm trên đường dẫn vào nhà hàng chay The Moon (Bagan); anh chủ quán The Moon "be kind to animals"; anh phục vụ bàn của quán Mahar ở Mandalay; bà cụ ở Inle - những chén trà soi nụ cười, đôi mắt và căn nhà lộng gió của bà khiến khách chỉ ước gì có thể ngủ lại qua đêm; rồi anh chèo thuyền, cụ già kéo thuyền vào bến, "chú bán khăn", những dì, những cô trong ngôi chợ bên hồ Inle...Và nữa, anh nhân viên ở sân bay Yangon - người lo lắng đuổi theo để dúi vào tay em một lá thư hướng dẫn đường đi Kyaiktiyo, chỉ vì ảnh nghĩ ảnh đã nói tiếng Anh không được tốt...
Nơ nói với em: Răng gặp người nào mình cũng muốn nhớ họ hết...
Ừ, chính xác là chúng em "muốn nhớ", từ khi mới gặp. Em có cảm giác như tất cả đều là sứ giả của Bụt. Tâm thí, nhan thí, tọa thí, ngôn thí..., hầu như ai cũng có sẵn - tràn đầy, nguyên sơ. Hạnh bố thí và trái tim rộng mở làm gương mặt ai cũng lành, cũng đẹp. Chính họ đã làm Myanmar trở thành nơi em đặt để nhiều tình cảm nhất, trong 6 nước ở châu Á mà em có dịp ghé qua.
Nhớ về họ, em thấy "cõi người ta" dấu yêu hơn mình từng biết trước đó...
Đến tận bây giờ, em vẫn nghĩ mình chưa đủ 'lắng" để viết về những "tình yêu" ấy ở Burma đúng như mình muốn.
Rốt cuộc, chân dung, hồn cốt một quốc gia, những ấn tượng khó phai và những "kỳ quan" bất ngờ nhất của những chuyến đi, không gì khác, chính là Con Người - những hạnh ngộ nằm ngoài dự liệu...
Thương nhiều, "che - su -tim- 3D" nhiều lắm, Burmese ơi!
Nhớ căn bếp đầy nắng xiên của chị Ý Y - nơi chị chiên trứng cho "đám khách" dùng cơm trưa. Lúc đám khách nằm lăn quay ra ngủ trên chiếc giường duy nhất giữa nhà, chị cứ ngồi nhìn, miệng không khi nào tắt nụ cười. Có gì để nói với một người quen mới? Vậy mà, nhớ không Ý Y, chị em ta trò chuyện không ngớt suốt một buổi trưa hôm ấy. Thân tình đến lạ.
Nhớ Zarchi rất nhiều, lúc chúng em dừng lại sửa xe, lúc ăn "bánh xèo vỏ" Nơi "thích lắm" bên đường, lúc cô ấy cắm cúi gọt hết hai trái dưa vừa mua ở chợ, lúc ra bờ sông tìm "your friends", lúc cô ấy đạp xe theo tiễn mình về New Bagan. Thiệt là muốn ôm cô ấy một lần nữa, lần nữa.
Chính Ý Y, Zarchi; cô chủ ở khách sạn Nandawunn (Nyaung Shew, Shan); cô gái bán hàng lưu niệm trên đường dẫn vào nhà hàng chay The Moon (Bagan); anh chủ quán The Moon "be kind to animals"; anh phục vụ bàn của quán Mahar ở Mandalay; bà cụ ở Inle - những chén trà soi nụ cười, đôi mắt và căn nhà lộng gió của bà khiến khách chỉ ước gì có thể ngủ lại qua đêm; rồi anh chèo thuyền, cụ già kéo thuyền vào bến, "chú bán khăn", những dì, những cô trong ngôi chợ bên hồ Inle...Và nữa, anh nhân viên ở sân bay Yangon - người lo lắng đuổi theo để dúi vào tay em một lá thư hướng dẫn đường đi Kyaiktiyo, chỉ vì ảnh nghĩ ảnh đã nói tiếng Anh không được tốt...
Nơ nói với em: Răng gặp người nào mình cũng muốn nhớ họ hết...
Ừ, chính xác là chúng em "muốn nhớ", từ khi mới gặp. Em có cảm giác như tất cả đều là sứ giả của Bụt. Tâm thí, nhan thí, tọa thí, ngôn thí..., hầu như ai cũng có sẵn - tràn đầy, nguyên sơ. Hạnh bố thí và trái tim rộng mở làm gương mặt ai cũng lành, cũng đẹp. Chính họ đã làm Myanmar trở thành nơi em đặt để nhiều tình cảm nhất, trong 6 nước ở châu Á mà em có dịp ghé qua.
Nhớ về họ, em thấy "cõi người ta" dấu yêu hơn mình từng biết trước đó...
Đến tận bây giờ, em vẫn nghĩ mình chưa đủ 'lắng" để viết về những "tình yêu" ấy ở Burma đúng như mình muốn.
Rốt cuộc, chân dung, hồn cốt một quốc gia, những ấn tượng khó phai và những "kỳ quan" bất ngờ nhất của những chuyến đi, không gì khác, chính là Con Người - những hạnh ngộ nằm ngoài dự liệu...
Thương nhiều, "che - su -tim- 3D" nhiều lắm, Burmese ơi!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)