Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Bagan

Bagan, đường phơi nắng vàng, chân thơm bụi nhỏ... 16.12.2014
Ngựa ruổi đồng hoang
đưa ta đi giữa vạn tháp đền im ắng
tịch lặng ngân ngàn tiếng chuông...
(Old Bagan, 12.1014.)

P/S: Ảnh của Nơi. Rất yêu cái xử sở này. Hẹn sẽ viết sau.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Piya

...và khói tình đã khơi lên mù mịt
người cứ ngồi im chong mắt nhìn mình vùi trong tro nguội
nhìn mình đan lưới ái
nhìn mình trôi dần vào đáy dục?

Gốc Tuệ đâu ai chặt mất của mình
trong vườn tâm
....còn xanh ấm
Ta úp này, đôi bàn tay còn thơ lên mắt
trả lại cho người những ánh trong...

"Về" đi nhé 
ngả đầu vào cây mà hát
hoan hỉ không tàn
hoan hỉ không tan!

Ái dục

* Gốc cây ái dục sâu và vững. Tuy cây đã bị đốn, nhưng cành lá vẫn có thể sinh ra trở lại. Tâm ái dục chưa dứt trừ thỉ theo lẽ thường, cái khổ do ái dục đem tới vẫn còn trở lại như thường.

* Tâm ái dục là một dòng chảy thường xuôi theo dòng tập khí và dòng kiêu mạn. Những tư duy và nhận thức của ta đều có thể được tô điểm theo màu sắc ái dục và do đó chính mình tự che lấp sự thật và không thấy được sự thật.

*...Cái loại gông cùm ái nhiễm cột người ta vào vòng hệ lụy mới thật là loại gông cùm kiên cố.

* Tình yêu ít nhiều có gốc rễ từ tình dục, chúng ta phải công nhận chuyện đó. Khao khát thương yêu và được thương yêu có mặt trong tất cả mọi người chúng ta. Tu tập không phải là để quét sạch, để lấy đi hết những thứ đó; lấy đi hết những thứ đó thì ta không còn là con người nữa. Ta tu tập là để có khả năng đối phó với những thứ đó, cười với nó, khiến nó không làm gì được ta...

* Tư do cái tưởng sinh ra. Sau khi có xúc, tác ý và thọ thì ta có một nhận thức về đối tượng đó. Nếu ta cho đối tượng đó là tịnh, là lạc, là ngã, là thường thì ta có một nội kết êm ái. Nội kết êm ái sinh ra tư, cái tư đó là cái thiếu vắng, cái nhớ mong bồn chồn không quên được. Tư là tư niệm thực, tức nguồn thực phẩm thứ ba trong bốn loại thực phẩm. Tư là nghĩ tới nó và cứ muốn, ao ước có nó.

Trong kinh này có nói về nội kết, về tư và về tưởng. Trong bài kệ thứ 31 có nói: Này ái dục ơi, ta biết gốc gác của mi rồi. Dục ý là từ ước muốn và nhận thức sai lầm mà phát khởi. Chữ ước muốn được dịch tư chữ và chữ nhận thức sai lầm được dịch từ chữ tưởng. Bụt chỉ cho ta rất rõ ràng gốc rễ của ái dục. Vọng tưởng đưa tới tư niệm, tư niệm làm cho ta cảm thấy thiếu thốn, đau khổ, bất an. Và tư đưa tới những phiền não như lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, giận hờn....Với chánh niệm, ta để ý tới xúc, tác ý, thọ và khi đi tới tưởng ta sẽ không bị vọng tưởng. Ta thấy đối tượng kia là vô thường có thể đem lại khổ đau, nó không có gì chắc thực ở bên trong và nó là bất tịnh; lúc đó tự nhiên ta không còn vọng tưởng và không có vọng tưởng thì ta sẽ không có nội kết êm ái...

(Trích Kinh chiếc lưới ái ân - Ái Dục phẩm, Thích Nhất Hạnh dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán Tạng)

(rảnh sẽ post tiếp để chia sẻ với các bạn TD, BA) :)

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Dưới vòm cây


Trưa 14.10, ngồi cafe cóc gần con hẻm xanh mướt này, chộp ảnh cho hai tình yêu từ thuở sinh viên, nghe tiếng cười vang góc phố, thấy sau 18 năm, lòng ba đứa cũng đang xanh tươi như thuở nào, thấy cả ba vẫn còn đang tuổi ngọc:)

Nhìn vòm cây, thèm có thể gọi tên tình yêu của mình với chúng. Có những vòm cây chỉ cần ta lướt qua dưới bóng, dẫu lúc đó lòng có đang xáo trộn, trái tim cũng kịp yên bình... Có những hàng cây ta thèm ngang qua mỗi sáng, nhìn vài giây thôi, đủ thấy như hôm nay ta đã có dịp nhìn vào mắt một người bạn ta luôn mong gặp, đủ vui vì được nhìn thấy nụ cười nhau.

Cỏ Cây. Chỉ cần yên lặng thế, chỉ cần ánh lên trong nắng, chỉ cần rung trong gió, chỉ cần lay ướt dưới mưa, mà khiến người ta an yên và xao động niềm vui sống...Chỉ cần cỏ cây hiện diện, hành tinh này đã đủ diệu kỳ. Khác với người, cỏ cây càng nhiều, quả đất càng xanh, trong.

Nhìn Cây, cảm giác có lỗi với bao nhiêu là cây mình không biết tên (Yêu gì mà tên người ta cũng không biết!). Như cả 4 ngày trời hít thở trong một khí quyển có hương cây trên đá, 4 ngày trời đi ngang biết bao hàng cây có họ lá kim, mà đến khi đọc một đường link bạn gửi, mới biết có một loài cây mang tên sa mộc. Như khi ở Hà Giang về, đọc lại Xe lên xe xuống (bản in ở VN là Mình và họ) của Nguyễn Bình Phương, mới biết góc nhìn về cây cối ở Hà Giang trong mắt một "người có mắt"  thế nào. Tiếc ta có mắt mà như không. Như ta chỉ sống được 1/n cuộc đời mà ta đã trải qua vậy. (Chi tiết về cây cối ở Hà Giang đã không đọng lại trong lần đọc đầu tiên, cũng như đá, núi, cung đường...Có lẽ, vì trí tưởng tượng của ta nghèo nàn, tất cả hiện lên trên chữ chỉ thấm đẫm khi bàn chân ta đã đặt lên vùng đất ấy).

Xin ngủ dưới vòm cây. Ừ, nhìn vòm cây, nhớ sự nương nhờ ủi an trong thơ Trịnh (văn xuôi hay ca từ của Trịnh Công Sơn, mình vẫn thích gọi là Thơ). Chợt nghĩ: Khi sống, ta thở nhờ cây; rồi đến khi ngủ giấc cuối cùng, ta lại nằm trong lòng cây, tan khỏi cõi này cùng cây, bởi cái hộp gỗ theo cùng con người vào lòng đất hay lòng ngọn lửa ấy, là "lòng cây" đó thôi...

Gần gũi đến vậy, nương nhau đến vậy, mà đâu dễ hiểu và yêu cho đúng..., "tình yêu" nhỉ!

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Fall

Mùa thu hôn lên lá
Tình thu hôn lên mắt
Đường thu thôi se thắt
tình riêng biết - vô chung...

"Viết" trên đường "fly me up to where you are", và nhận ra mùa này thật thích hợp để nghe Josh Groban. Giọng của chàng, âm sắc rất thắm và đầy rung cảm ấy...có thể vun vén lại một tình yêu ta đang muốn đánh mất...

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Gặp Thu

Đêm, tháng 10, ở P.P góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Du, ngồi ở ngoài trời, với thầy K, H, B.

Bỗng dưng mà gặp mùa thu. Thấy như Thu ôm choàng lấy mình. Thấy hơi thu chưa bao giờ gần và tràn vào mình đến vậy.

Se lạnh, mà êm đềm quá đỗi.

Buổi ngồi đó, thấy rõ tình yêu với Sài Gòn. Yêu thầy. Yêu bạn :)

Note lại vài từ để nhớ: Nhã Điện (Athens). Cao su lưu hóa. 4x8 hay 8x 4. Thợ cạo. Và cái mũi ám khói của bức tượng...

Một chỗ ngồi, một cơn gió, một bầu không bảng lảng, một cuộc chuyện trò...dư làm con người ta hạnh phúc vậy sao?

Cái đời sống chớp mắt hôm nay thành hôm qua này, có bao nhiêu là cái "cớ" để hạnh phúc. Ngấm lâu. Do mình cả thôi, cuộc đời sẽ trôi quá nhanh cho những nỗi buồn, sẽ đi từng bước chậm với những niềm vui.

8.10

P/S: Và 9.10 - sẽ nhớ "quán đẹp" sáng thu này, mừng sinh nhật "trai đẹp" nhé!

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Giấc mộng bên đường

24.9. Tới TP Hà Giang lúc chập tối, bỗng dưng nhớ buổi chập tối dừng chân ở Bắc Kạn, 7 năm trước. Nhưng chẳng còn nhớ cái khu phố ở Bắc Kạn có gì đặc biệt, chẳng còn nhớ cái nhà nghỉ nào mình đã ngủ lại. Chỉ nhớ lúc lang thang ở Bắc Kạn có nhìn thấy một quầy bán hoa lẻ loi bên đường, và sau đó bọn mình có mua mấy cành hoa cúc vàng. Đùa với máy ảnh, người trai trong nhóm đã khom quỳ tặng hoa cho mình...Những bông hoa đó rồi đi về đâu, mình không nhớ được....

Nghĩ, 7 năm sau tự hỏi mình nhớ gì ở một góc phố của TP Hà Giang, có lẽ mình sẽ nhớ đến ...quýt chum - những trái quýt đã mua trong buổi sáng đi bộ ở phố Bạch Đằng - Ngô Quyền. Đó là những trái quýt chum lần đầu mình thấy (nhưng sau thì biết không phải quýt chum của Bắc Quang (Hà Giang) mà là quýt của Tàu)...

Và liệu ký ức sẽ còn giữ gì cho mình?

Có cố thu vào các giác quan bao nhiêu hình ảnh - mùi vị, thì rồi tất cả phút chốc trở thành giấc mộng thoáng qua...

Nhưng biết là trong ký ức giờ đây đã đầy lên thêm những dáng hình của núi. Nao nao nhớ núi. Nhớ một dáng người cô đơn ngồi ngóng núi. Nao nao nhớ bao bàn tay bé con vẫy khách dọc những lưng đèo. Nao nao vì bất lực những khoảng mờ trong ký ức, dù thời gian rất gần hay đã xa...





Phố Cáo. Nắng vàng, rơm vàng, tường nhà màu vàng. Quyến luyến nơi này nhất, vì vẻ yên bình và người đàn ông Mông có gương mặt giống họa sĩ Phan Cẩm Thượng. Vì cái gùi ông cho mượn. Vì cái nia phơi ớt...pha một khoảng màu đỏ trên cỏ xanh.





Làng Lũng Cấm. Những đứa bé con. Bé chị cõng bé em không rời. Bé bỏng như những đóa tam giác mạch vừa hé nở. Những thằng nhóc chơi trò rung cây. Cô bé lớp 9 ngồi vo gạo trong nắng chiều. Ông già Mông vẽ lên thềm nhà màu khói thuốc. Căn gác trong nhà của Pao, chẳng có gì ngoài ngô và bóng tối ...Và những củ khoai bé tí lạnh ngắt trong chiếc nồi đen bụi than. Căn nhà rộng không tủ, không bàn, quần áo quăng trên giường ngủ; và trong mớ ấy, "cô áo tím" không nói được tiếng Kinh bới tung tìm một chiếc áo, ra dấu bảo mình mặc vào...






Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc. Núi vây núi chập chùng. Những cung đường thoát hóa thành sợi chỉ. Những chóp núi kỳ vĩ. Những triền xanh cảm động. Những hàng thông ôm trọn một bầu không trong lành. Núi đó mây đó cây đó của thời khắc đó. Như những giấc mộng khó tìm gặp lại...


Sông Miện chảy dọc đường từ Yên Minh về Quản Bạ - "dòng sông bên đường" đẹp nhất nước với riêng mình, cho đến lúc này



Dưới chân Lũng Cú. Phiên chợ nhỏ họp vào thứ sáu hằng tuần tràn ngập hàng Tàu, "Tàu" từ A đến Z, từ món nhỏ đến món to, từ hạt giống trồng cải đến CD nhạc, từ món thạch đến chân gà ăn liền đóng gói trắng phêu như đồ nhựa. "Made in VN" có lẽ chỉ là vài ba chú cún...Cành đồng bên chợ đang ươm màu màu vàng tha thiết, mà nhìn đâu cũng xót hết ruột gan...

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Tầm ẩn giả bất ngộ

"Quà thơ" tháng 9


Tùng hạ vấn đồng tử,
Ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung,
Vân thâm bất tri xứ.

Giả Đảo

Có rất nhiều bản dịch nhưng có lẽ đây là bản mình thích nhất:

Tìm ẩn sĩ không gặp

Dưới cội tùng nghe trẻ
Rằng thầy hái thuốc xa
Chỉ trong vòng núi ấy
Mây thẫm khó tìm ra

(thivien.net)

Lam Điền sư huynh hỗn dịch:

Dưới tùng hỏi chú tiểu đồng
Thưa: thầy hả, ổng lòng vòng mới đây
Loanh quanh hái thuốc núi này
Nhưng mây mù mịt, bó tay, khỏi tìm.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Umm...

...Nhân nhớ câu này của Nguyễn Bình Phương: Những tiếng chuông mở cửa vào im lặng
 (và cả hình ảnh người nhắc tuồng Boris rung chuông trong vở Đêm thiên nga)

Tình đi vắng
Lời không cất
Từng chiếc rễ u mê đâm vào lòng tiếng nấc
Từng cánh cửa hồn quen hóa lạ
những 10 năm, 20 năm hóa một sát na
                                          vừa biết đến

Người rung cho người một tiếng chuông
Ummm...
Những xích xiềng ảo tưởng tan thành nước


Sông chảy kìa,
                        Mùa thu!

13, 16.9

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Ôm cây đuổi khói


Cảm ơn anh đã gọi
những ngày phương Nam vắng nắng
tiếng cười anh hong ấm những ngón tay

1.9

Những ngày này tôi nhớ quá một cái cây
nép miết vào tường trong gió giật
Cô đơn nào có thật
Mà ôm...

2.9

Này em,
dài hay ngắn sớm - hôm
5 năm
một bếp tình ngún cháy
Ta kết được gì
khi hoa trái chết khô?

Thôi mắt em đừng cay
đừng cay
để còn đuổi khói...

3.9

P/S 1.9: Thật ra thì điện thoại bị...nóng máy đó mà ;))

P/S 2.9: Tôi đã viết cho "cái - cây - mình - ngang - qua, đứng - lặng " một bài thơ thiệt dài và...dở. Muốn ôm, cũng không thể ôm một cái cây nằm chậu bé nhỏ - tưởng có thể sống được bằng nước mắt của người. Rồi nhận ra thứ mình nhớ hơn là cơn gió đó - cơn gió mình đã mở tay ôm lấy cùng cây, nghe gió thổi bên trong - bên ngoài, thổi bay tất cả những tò mò ích kỷ ngu dại.. đã nép ở trong mình lâu quá lâu...

P/S 3.9. Phải chi mà có lửa, dập lửa dễ hơn :D

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Thiền định


Năng khiếu tập thiền định là năng khiếu vĩ đại nhất mà bạn có thể tự đem lại cho mình trên cuộc đời này. [..].

Luyện tâm

Có rất nhiều cách trình bày về thiền định, và có lẽ tôi đã giảng dạy cả ngàn lần về thiền, nhưng mỗi lần một khác, và mỗi lần nó đều trực tiếp và mới mẻ.

May thay ta sống trong một thời đại mà tất cả mọi người trên thế giới đều quen thuộc với thiền định. Càng ngày thiền càng được chấp nhận như một lối tập luyện, bỏ qua và vượt trên tất cả những hàng rào văn hóa và tín ngưỡng, giúp hành giả thiết lập một tiếp xúc thẳng với sự thật của bản thể họ. Đấy là một luyện tập vượt ngoài giáo điều của các tôn giáo, và là tinh túy của tôn giáo.

Thông thường chúng ta lãng phí đời mình, lạc ra ngoài cái ngã chân thực của ta, trong những hoạt động bất tận. Thiền trái lại, là phương pháp đưa ta trở về chính mình, ở đấy ta có thể thực sự chứng nghiệm và thưởng thức cái bản thể toàn vẹn của ta, vượt ngoài mọi mẫu mực thói quen. Những cuộc đời của chúng ta được sống trong đấu tranh căng thẳng và lo âu, trong sự quay cuồng của tốc độ và bạo động, trong cạnh tranh, bám víu, chiếm hữu, thành công, ta mãi mãi chất đầy những hoạt động và bận rộn thuộc ngoại vi.

Thiền chính là cái ngược lại. Thiền định là làm một cuộc tuyệt giao với cái cách ta hành động “bình thường,” vì đấy là trạng thái không lo lắng không bận tâm, không có cạnh tranh, không có ham muốn sở hữu hay níu kéo một thứ gì, không có sự phấn đấu quyết liệt đầy âu lo, và không có sự khao khát đạt thành: Một trạng thái không có tham vọng không có lấy hay bỏ, không hy vọng cũng không sợ hãi, một trạng thái trong đó ta dần khởi sự buông bỏ mọi cảm xúc và khái niệm đã giam hãm ta để tung cánh vào bầu không gian của tính tự nhiên đơn giản.

[...]

Gặp người thiền định giữa trưa/ Nghe mưa đổ xuống hồn thưa suối nguồn
Đại lão sơn, B'lao, tháng 7.2013

Luyện tập chánh niệm

Thiền định là đưa tâm về nhà, và việc này trước hết được hoàn tất nhờ luyện tập chánh niệm.
Một lần có một thiếu phụ đến hỏi Phật làm cách thế nào để thiền. Phật bảo nàng hãy ý thức từng động tác của đôi tay khi nàng kéo nước giếng, vì ngài biết như vậy nàng sẽ tự thấy mình ở trong tâm trạng an bình, khoáng đạt và bén nhạy, mà chính là thiền định.

Sự thực tập chánh niệm, đưa cái tâm phân tán trở về nhà - và do đó tập trung ý thức vào những khía cạnh khác nhau của con người chúng ta - được gọi là “Tịnh trú” hay “An trú”.  [...]

Đầu tiên, mọi mảnh vụn của con người ta - thường mâu thuẫn chống chọi nhau – bây giờ ổn định, tan hòa và trở thành bạn. Trong sự ổn định ấy ta bắt đầu hiểu mình hơn, và đôi khi còn thoáng thấy được tia sáng tự tính bản nhiên của ta. Thứ hai là, luyện tập thiền định làm tiêu tan tính tiêu cực, bạo hành nơi ta, những cảm xúc hỗn độn đã chất chứa  nhiều đời; thay vì đàn áp chúng hay bị lôi cuốn theo chúng, ở đây điều quan trọng là ngắm nhìn chúng và bất cứ gì khởi lên trong tâm, với sự chấp nhận và bao dung, càng cởi mở càng tốt. Những bậc thầy Tây Tạng thường bảo rằng tính độ lượng sáng suốt ấy giống như không gian vô biên, thân thiết và dễ chịu, làm bạn cảm thấy như thể được bao phủ, được che chở trong một cái mền bằng ánh sáng.

Dần dần, khi bạn vẫn ở trong trạng thái cởi mở, tỉnh giác ấy, và dùng một trong những phương pháp sẽ nói sau, để làm cho tâm càng lúc càng tập trung hơn, tính tiêu cực nơi bạn càng ngày càng tan loãng ra; bạn khởi sự cảm thấy thoải mái trong toàn diện bản thể bạn, hay như ngưòi Pháp nói: "être bien dans sa peau". Từ đấy phát sinh sự buông xả và một niềm an lạc sâu xa. Theo tôi thì sự tập luyện này là cách tốt nhất để chữa trị thân bệnh và tâm bệnh nơi bạn.

Thứ ba, sự tập luyên này vén màn, làm hiển lộ thiện tâm căn bản của bạn, vì nó làm tan biến thói hung ác hay tác hại ở trong bạn. Chỉ khi trừ khử được thói ấy, ta mới thực sự hữu ích cho người khác. Vậy thì nhờ tập luyện, trừ khử dần thói ác tác hại khỏi tâm ta, mà ta có thể để cho thiện tâm chân thực của ta – lòng tử tế, từ bi tự nhiên nơi ta - chiếu sáng, và trở thành bầu khí hậu cho bản thể đích thực của ta phát triển.

Bây giờ bạn thấy tại sao tôi gọi thiền định là sự thực hành chân thực để đi đến hòa bình, đi đến sự không gây hấn, đi đến sự bất bạo động. đấy là sự giải trừ vũ khí chân thực và quan trọng nhất.

Sự an bình tự nhiên

...

Toàn thể sự thực hành thiền định có thể rút gọn vào ba điểm cốt yếu: Ðưa tâm về nhà, buông xả và thư giãn.

Ðưa tâm về nhà có nghĩa là hướng dẫn tâm đến trạng thái an trú nhờ thực tập chánh niệm. Trong ý nghĩa sâu xa nhất, thì đưa tâm về nhà có nghĩa là xoay tâm vào trong và an trú trong bản tánh tự nhiên của nó. Ðiều này chính là thiền định tối thượng.

Buông xả là giải phóng tâm khỏi ngục tù chấp thủ, vì bạn đã nhận thấy rằng mọi đau khổ, sợ hãi và lo buồn đều bắt nguồn từ sự khát ái của tâm chấp thủ. Ở bình diện sâu xa hơn, sự thực chứng, niềm tin phát sinh do hiểu rõ bản chất của tự tâm sẽ làm cho bạn có được tính bao dung sâu sắc và tự nhiên, khiến bạn dễ dàng buông hết mọi chấp thủ của mình, để cho nó tự bay mất, tan vào trong nguồn cảm hứng của thiền định.

Cuối cùng, thư giãn có nghĩa là khoáng đạt, giải tỏa tâm khỏi mọi căng thẳng. Sâu hơn nữa, là bạn thể nhập vào bản tính chân thực tự nhiên của tâm bạn một cách thoải mái, vào trạng thái Rigpa. Tạng ngữ diễn tả tiến trình này là "thư giãn trên Rigpa”. Giống như khi ta đổ một nắm cát trên một mặt phẳng, thì mỗi hạt cát tự động an trú. Ðấy là cách bạn thư giãn vào trong bản tính chân thực của bạn, để cho mọi ý nghĩa cảm xúc tự động rút lui, tan biến vào trong trạng thái tâm tự nhiên.

Mỗi khi thiền định, bài thơ sau đây của Nyoshul Khenpo luôn luôn gây cho tôi nguồn cảm hứng:

Hãy an trú tịch nhiên
Cái tâm mệt mỏi này
bị nghiệp làm xơ xác
với tư duy cuồng loạn
như sóng vỗ không ngừng
trong biển lớn sinh tử.
Hãy an trú tịch nhiên.

Cần nhất là ta hãy thoải mái tự nhiên và khoáng đạt như hư không. Hãy lặng lẽ chuồn ra khỏi cái thòng lọng của bản ngã đầy lo âu thường ngày, buông mọi sự bám víu, và thả mình vào trong bản tính chân thực của bạn. Hãy tưởng đến cái tôi thường nhật của bạn như một khối băng hay một thỏi bơ để dưới ánh mặt trời. Nếu bạn đang cảm thấy cứng cỏi lạnh lùng, thì hãy để cho sự cứng cỏi ấy tan ra trong ánh mặt trời thiền định. Ðể cho niềm bình an làm việc trên bạn, giúp bạn thâu nhặt lại cái tâm phân tán gom vào trong sự an trú, và đánh thức dậy sự tỉnh giác và cái thấy sâu xa của minh kiến. Rồi bạn sẽ thấy tất cả thói tiêu cực nơi mình bị tước khí giới, tính bạo động tan ra, vọng tưởng chầm chậm tiêu tan như thể sương mù tan vào trong bầu trời khoáng đạt vô nhiễm của tính tự nhiên tuyệt đối nơi bạn.

Khi ngồi lặng lẽ, thân yên, lời im, tâm am tĩnh, bạn hãy để cho những ý tưởng, cảm xúc hay bất cứ gì khởi lên, tự đến và đi, không bám víu vào cái gì.

(Trích Tạng Thư sống chết - Sogyal Rinpoche, Thích Nữ Trí Hải dịch, NXb Hồng Đức)

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Cho tháng 8


Nhân xem lại bức ảnh chụp ở nhà chị V.L.:

...Hẹn chúng mình lại duỗi chân như thế
ngồi bên nhau nghe kể chuyện vô thường
dù gió buốt thốc một phần tim vắng
vẫn yên lòng một khoảng ấm tri âm.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Tình nhỏ

Trăng trên biển Phan..., đêm 5-8-2014

Nhìn vầng trăng nhỏ
thương Tình ai mang
giữa bao mây vỡ
vẫn tha thiết vàng

Lâu lâu post thơ tình

...cho blog...tình hình

Nếu anh thấy yêu em quá khó khăn
Em sẵn sàng nhường anh cho kẻ khác
(Người nào đó, dễ yêu hơn một chút)
Để anh sống cuộc đời anh thỏa thích
Chả cần lo hay gắng gỏi gì nhiều.
Anh đừng tin những kẻ không biết nhường nhịn ngồi phán về tình yêu
Em vẫn nghĩ trên đời này
Chẳng thứ gì là sẵn.
Để có ga tàu, cần phải chặt hàng cây
Để có ngôi nhà, cần phải biết đắp xây
Để có tình yêu, cần phải biết quên mình nhiều lúc.
Đâu có trái tim nào tự run
Đâu có hạnh phúc nào tự mọc
Tìm đâu ra một tình yêu không đòi ta phải thay đổi chút gì?
Đâu có đỉnh cao nào không đánh đổi bằng gian khổ khó nguy
Đâu có con tàu nào không ra khơi
Mà biết yêu sự yên bình trong hải cảng.

Nên nếu anh thấy yêu em là quá khó,
Biển kìa anh!
Em sẽ đợi anh về.

Nguyễn Thiên Ngân

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Một lần thấy bóng em qua nơi này

Ta Prohm, 16-7-2014, by Lam

Lần đầu xem tấm ảnh ni, trong đầu đã vang lên câu hát ấy của Trịnh.

Một lần thấy bóng em qua nơi này
Một lần với bóng tôi
Một ngày đã có em xa nơi này
Một ngày với vắng tôi
...

Một lời nói với bông hoa trên đồi
Một lời nói đã phai
Một điều giấu kín trong tim con người
Là điều giấu kín thôi...

Và mình sửa câu hát của Trịnh thành "Một điều giấu kín trong tim đền đài" khi bày bé Lam cùng chơi trò thì thầm với những hốc đá nhỏ ở Cam. Trò chơi bắt chước...Lương Triều Vỹ trong phim In the mood for love giờ trở thành kỷ niệm thơ trẻ nhất ở đó. (Tên của bạn đã ngân trong những hốc đá đó, người - đang - đọc à ;)) ) 

Và tấm ảnh "Vào đền" lại gợi nhớ tấm ảnh "Vào chùa" cách đây hai năm, cũng được chụp trong một khoảnh khắc "rất vô tình":

Chùa Thánh Duyên, núi Thúy Vân, 8-10-2012, by Mít 
Ngày đó xem ảnh, mình lại liên tưởng đến những câu ca khác:

Cúi xuống
Vùng non xanh mát
Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan
...
Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho tóc em bềnh bồng
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao...

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Tonlé Sap buồn

Biển Hồ, 16-7-2014
Thích tấm ảnh này vì có thằng bé con con chạy trên "đê", và một bầu trời trĩu nặng - như cảm giác trước những hình ảnh "người Việt mình" ở chốn này.

Chàng trai 23 tuổi người Cam - Sarakan bảo mùa mưa, con đường đó nằm dưới nước...Bình thường thôi, nhiều người ở đây sống trên nước và "mộ" cũng chìm trong nước.

P/S: Bạn nào quan tâm đến Biển Hồ có thể đọc thêm note mình viết trên FB của KirakiraBiển Hồ thiếu sách. Và hướng dẫn cặn kẽ của một blogger: Cambodia (P.4): Biển Hồ Tonle Sap

Trẻ em VN ở Biển Hồ trên đường đi học về...

Và một ghi chép (về Biển Hồ... trên bờ) của bạn đồng hành:

Không chỉ VN, đến đâu cũng nhìn thấy sự nghèo đói như vòi bạch tuột, càng xa trung tâm thì nghèo đói càng tăng lên. Khung cảnh càng buồn tẻ, nhạt màu, phủ đầy bụi. Trẻ con quần áo càng cũ nát, chạy lung tung, mắt như trắng dã hơn. Một vài nơi ở Campuchia trông giống như quá khứ của VN những năm đầu mở cửa, người ngồi lèn chặt trên những chiếc xe, người ta ngồi cả trên mui xe, hoặc những thùng xe há đuôi thòi ra ngoài toàn bộ chân người như những cái xác mệt mỏi. Người ta chạy xe máy thậm chí chở ba chở tư chẳng buồn đội mũ bảo hiểm, mạng người xem rẻ như bèo.

by Nguyễn Ngọc Thuần
Một đôi lúc, trong cái khung cảnh ấy, thấy thật chạnh lòng. Những gì bình thường nhất mình mang theo từ VN, bỗng chốc như một sự xa hoa. Ở đây, không có những bữa tiệc, hoặc post lên fb những cái đùi gà nhảm nhí, không có hàng hiệu, hoặc than nắng than mưa ỉ ôi. Không có ánh đèn sáng choang như trong nhà hàng, hoặc mặc quần áo đẹp rồi miệng cười toe toét chụp ảnh tíu tít.

Ở Biển Hồ, những cái nhà tạm bợ như những cái chòi lá bay phất phơ trong gió. Không thiếu người VN sống trong những cái chòi như vậy. Một vài đứa trẻ chờ người lạ đến bâu lại xin thức ăn. Đầu tiên một vài đứa xin vài ổ bánh mì, một vài đứa đến sau xin luôn cả những ổ bánh mì đang ăn dở, rồi một vài đứa khác nữa lấy luôn bọc đồ ăn vụn. Chúng nhanh chóng kéo nhau ra khoảng đất trống bụi mù, xé toạc những cái bọc ra, rỉa rói như những đàn cá bị bỏ đói lâu ngày.

Thế rồi bất ngờ trong cái đám bụi ấy, mình thấy dòng chữ UNICEF in trên áo một thằng bé, nó được hiểu như một sự thương xót của người phương tây đem đến đây. Mình cũng không đủ giàu để làm một điều gì đó ra vẻ thương người hơn ngoài việc đuổi theo để chụp cho trọn vẹn cái dòng chữ ấy, câu thần chú dành cho trẻ con.

Nhưng rồi cái thằng bé ấy như nhận ra kẻ tọc mạch bám dai còn hơn đỉa đói, cứ quay ngoắt lại, nhìn mình chằm chặp, chụp mãi chẳng được. Cuối cùng thì nó cũng phải thua mình vào giờ xe lăn bánh. Trong ảnh, trên nền đất, mình nhìn thấy như một gia đình.

Nguyễn Ngọc Thuần

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

From Santa Clara


"...Ở đây có nơi đìu hiu, có nơi nhộn nhịp hơn, nhưng cảm giác cứ như người ta đều đang đợi cái gì đó. Có khi chỉ là đợi ngày trôi qua.."  (25.4.14)

Để lưu và "báo cáo" với Mít Đặc: "ảnh" đã về tới! :x.

Nhớ thêm: Cái áo lạnh theo Đặc đi khắp các xứ lạnh và theo mình đi Thượng Hải đã được để lại ở thành phố này.

Và nhắn thêm: Hôm trước vào một quán cafe trên đường Kỳ Đồng, trông thấy một chiếc ghế bập bênh, nhắc nhớ... :)

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Đừng nói "ngày mai"

Bởi ngày mai...không kịp.

Qua một người bạn của mẹ sống ở Úc, tôi biết về tình cảnh của cô. Cô muốn kết nối với tôi và tôi tìm đến. Cô mang trọng bệnh từ năm 17 tuổi, các cơ teo dần, phải nằm một chỗ. Đời sống mỗi ngày là một chuỗi đau đớn về thể xác, lẫn tinh thần. Cô không thấy mình được yêu thương, không có một người thân nào khiến cô có thể tin tưởng tuyệt đối. Người thân lại là những người làm tổn thương nhau, gây phiền muộn, phẫn nộ cho nhau vì những tranh chấp, cãi vã...

Mỗi lần về Phan, tôi ghé thăm cô, trò chuyện, động viên tinh thần cô. Có lúc cô đã coi tôi như người mà cô có thể tin tưởng (nhất), muốn tôi sẽ thay cô làm từ thiện với khoản tài sản còn lại của cô khi cô mất đi ...Cô đã từng dặn dò tôi rất nhiều về "kế hoạch" đó, nhắc tôi tìm hiểu, liên hệ các tổ chức thiện nguyện này kia. Hai, ba năm nay, trong những cuộc điện thoại - phần lớn do cô gọi - cô cứ hỏi hoài chuyện khi nào tôi mới về lại Phan, sao con bận rộn thế, con tranh thủ về nha, con phải ăn với cô một buổi cơm...Mỗi lần vậy, tôi lại hứa...Và lới hứa đã mãi mãi không còn thực hiện được.

Sáng sớm nay, cô đã tự kết liễu đời mình. Nghe tin và giờ gõ những dòng này, trái tim tôi như đang bị bóp nghẹn. Có lẽ cô phải làm thế vì không tìm thấy một mối dây ràng buộc ấm áp nào níu cô ở lại với sự sống. Thương cô khó siêu thoát vì chọn cách ra đi như thế. Và trách mình thật nhiều.

Vậy là tôi chỉ thăm cô được đôi ba lần. Đã xa Phan quá lâu. Điều ray rứt nhất là gần đây cứ nhủ trong lòng sẽ gọi điện thăm cô, nhất là khi nghe tin cô đòi uống thuốc tự tử. Vậy mà, lúc nhớ thì bận, hẹn lại lúc rảnh; lúc rảnh lại quên...

Hôm qua là thứ bảy - ngày nghỉ của tôi mà, sao tôi không nhớ và gọi cho cô? Lẽ ra tôi có thể làm một thanh củi - nếu không là một cái phao - trong một vài giờ khắc của cuộc đời cô, vậy mà tôi đã chỉ đứng trên bờ nhìn cô bơi trong tuyệt vọng. Với những người thấy mình quá cô độc như cô, một cuộc gọi không cứu được người, nhưng cũng là một luồng gió ấm, cho vài sát na.

Cái chết của cô khiến tôi cứ nghĩ: Mình đã sống thế nào? Lời xin lỗi muộn màng hay chữ "giá mà" còn có nghĩa chi.

Và còn bao nhiêu điều không nên trì hoãn mà tôi cứ hẹn "ngày mai", "ngày mai", "lát nữa"? Khi mà cái chết (với mình, với người) luôn đến bất ngờ. Rất bất ngờ. "Không thể nào mặc cả".

Nén hương lòng này, con xin cô tha lỗi cho con...

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Khua thức

Trời mưa mà nghe  Hồ như của Hoàng Quốc Bảo, thiệt là dễ ứa nước mắt.

Hôm qua đọc Ghi chép lang thang của Đỗ Hồng Ngọc, mới biết nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo nay đã là tỳ kheo Không Hư.

Từ Hồ như đến Không Hư, chắc đã nhiều "chuyển điệu. Trăm rừng xanh trở lại? Người hồi sinh trở lại?

Ôi, gần 20 năm mới nghe lại giai điệu này...Tuổi hoa niên không thấy bài ca buồn như bây giờ. Và lòng cũng không bị "khua động" như bây giờ...

Sẽ còn nhớ lâu, tên của ông, nhạc sĩ à, như nhớ thương chữ "quê hương" khảm trong lòng những phận ly hương. Và nhớ ông, còn vì một chữ trong bài ca:

Đôi lúc ta buồn hơn cỏ dại/ Cuộc tình xưa khua thức khi mai...

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Nghề

"...Giờ thì tôi hiểu, nghề thầy thuốc có thể cứu mạng, nghề nhà giáo có thể cứu tâm hồn, còn nghề nhà báo ở VN chỉ tự cứu lòng tự trọng nghề nghiệp của chính mình thôi cũng đủ kiệt sức".

Nguyễn Phương Mai viết thế trong một note về ngày 21-6 đăng trên FB của cô. Tôi đọc một lần mà gần như thuộc lòng câu đó. Tối nay, vô tình nghe một cô gái trẻ - có lẽ là sinh viên - tường thuật về bài viết của Phương Mai cho hai cô bạn của mình với tất cả sự tâm đắc, và không quên nhắc lại ý đó.

Quán đông quá nên tôi ngồi chung bàn với các cô, lo check điện thoại đọc tin gửi muộn của PV nên bao nhiêu "líu lo bên đời" đều không nghe thấy; nhưng đến đoạn "gần 700 cơ quan báo chí ở VN có chung 1 Tổng Biên Tập", "Việt Nam xếp thứ 174/177 trên bậc thang tự do báo chí" thì "nỗi buồn" ấy chảy hết vô tai. Thật tình là muốn...góp chuyện với mấy cô :)), nhưng rồi cắm cúi ăn..., nghĩ về sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội lúc này, cũng như sức mạnh của từng ngòi bút tự do, đơn lẻ.

Giả sử một ông/ bà TBT hay một bác "tuyên huấn" đang ngồi cùng bàn với các cô thì sao nhỉ? :D

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

early morning


Thêm một chủ nhật ra đường khi gió còn gói đầy sương, nhiều quán cafe còn đóng cửa...

Mang cafe đến bệnh viện cho anh T vì câu nói của anh hôm trước: "Thấy ly cafe 15.000 đồng, thèm mà không dám uống. Mà ở quê làm suốt ngày có thèm đâu cô, lên đây rảnh quá, tự nhiên thèm...". Làm hôm đó đến nay, mỗi lần pha cafe là nhớ cái "mong ước không thành" đó của anh.

Từ Nhi Đồng 2 đi bộ ra đây. Lạ lùng, khi 7g sáng ngồi một mình giữa "quán không", nhìn xuống tán me non này, góc đường này...Và uống cafe Ý, đợi bạn, đợi gặp một "Bồ Tát" người Ý - bác sĩ Roberto De Castro.

Có thời băng ngang góc đường này miết, để đi học tiếng Pháp, nhưng giờ vốn tiếng Pháp là số zero. Lạ lùng, cái thứ trí nhớ... thơ thẩn! Làm như chỉ chọn nhớ...thơ.

Nhắc đến thơ vì sáng nay... nghe thơ ở hành lang bệnh viện, nghe qua mà nhớ: một bài 6 câu, ghép 6 chữ đầu thành tên thuốc Captan lính hay hút thời đó (?): "Chàng mũ đỏ tung hoành ngang dọc/ Anh mỉm cười khi dù giữa không gian/ Phận làm trai đi diệt lũ tham tàn/ tình yêu đó em ơi xin giấu kín/ Anh sẽ về khi non nước bình yên/ Nợ núi sông hơn nợ ân tình". Tác giả bài thơ đó - một sĩ quan không quân của quân đội VNCH - đã mất trong cuộc chiến...

Còn có cả hai câu này: "Ta ngơ ngác như hồn quân chiến bại/ Nuốt hận sầu gieo hạt giống tương lai" - thơ của một người từng là trung sĩ quân đội VNCH đọc cho mình nghe sáng nay. Trước 75 đã đỗ tú tài, tiếng Anh, tiếng Pháp đều biết, rồi đi lính, đi học cải tạo. Làm lại cuộc đời với hai bàn tay trắng, chân đau vì gặp nạn, đến tuổi hơn 60 ông vẫn không nhà, không cửa, ở nhờ một cái rẫy tại Ea H'Leo, Đắk Lắk. Vợ gánh bánh canh đi bán, gặp ngày mưa, con đường đất đỏ trơn trợt từ rẫy là lộ làm đổ hết gánh bánh canh (người chồng kể, mà mắt người vợ chan đầy nước mắt...). Giờ hai vợ chồng già lay lắt ở bệnh viện gần 2 tháng nay, nuôi con gái nhỏ bị sốt bại liệt, tắt đường tiểu...

Gần 40 năm sau chiến tranh, khổ vẫn chồng lên khổ. Nhưng rồi ai cũng phải sống...Và biết cuộc sống còn có thơ, dù những dòng nặng trĩu. Có những lúc ngôn từ dở - hay chẳng là chuyện đáng bàn, khi lặng nghe từng con chữ, thấy mình đang chạm vào một cuộc đời, từng cuộc đời..., không biết làm gì hơn ngoài giữ cho "bàn tay" nhau ấm...

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Một chiều có cả mùa đông

Trời đã rất chiều ngoài khung cửa.

Và hôm nay là chủ nhật, hiếm hoi em có những giờ phút được một mình ở sở làm, giữa những ghế bàn lặng im của đồng nghiệp. Em yêu những giờ phút yên ắng này, những giờ phút như thế luôn khiến mình muốn viết. Thậm chí là...ngâm thơ ;)):

Một chiều có cả mùa đông
Tiếng cười như thể có dòng lệ pha
(Ta về làm khách)

(Thật trùng hợp, lúc em vừa nhắc đến thơ thì có anh bạn vừa post bài ni, nhân ngày giỗ của tác giả - họa sĩ Việt Hải).

Em muốn kể gì nhỉ? Về tháng ngày này? Em có thêm những người bạn cùng chí hướng. Và nhận ra bạn thì không bao giờ là đủ, dù em từng nghĩ mình đã ở tuổi không còn muốn mở rộng những mối quan hệ. Em bận rộn hơn, mà cũng happy hơn, cho những việc mình có thể làm, cho những "hẹn hò" thật đẹp. Như những buổi vào ra bệnh viện thăm N, trò chuyện với những bệnh nhân quen, lạ, ngắm những "cơn mưa dầu" xoay tít trên không. Như một chiều ngồi cùng nhau soạn quần áo cũ cho các em bé phương xa, cùng đong đưa trên xích đu xem một bộ phim (mà câu thoại em nhớ nhất là "đàn ông là cái đầu, nhưng đàn bà là cái cổ" :)) )....

Cũng có những "mùa đông", những giờ khắc nửa cười nửa khóc vì những...nhạt phai mình nghe rõ vị, nhưng tựu trung em nhắc mình giữ niềm tin/ tâm thế: sẽ tạo tác cho mình và những yêu thương một "ngày hôm nay đẹp", nếu không là "rất đẹp".

Em không đang xưng "em" với "anh" nào đâu nhé. Em xưng "em" với buổi chiều rất rưng rưng không chút "nữ quyền" này (;p), và với một nỗi niềm em đang cho trượt khỏi vai..., để mình đứng dậy thẳng thớm hơn.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Her

Màn ảnh xoay qua xoay lại chủ yếu là hình ảnh người đàn ông tuổi 50 (mình chưa check lại :)) đi, đứng, nằm, ngồi (một mình) và trò chuyện với hệ điều hành "của ảnh". Đó là một hệ điều hành mang giới tính nữ có khả năng chia sẻ với "ảnh", thấu hiểu "ảnh" như một người yêu, chỉ là "không có cơ thể"...Vậy mà Her (Oscar kịch bản gốc xuất xuất nhất 2014)cuốn hút người xem đến cuối.

Có người xem phim xong chắc sẽ nghĩ về tình yêu và hôn nhân, những xáo trộn thường gặp trước và sau ly hôn, những bất ổn không riêng của "cặp" nào để có thể gìn giữ một cuộc - sống - bên - nhau....Nhưng mình thì nghĩ nhiều hơn đến sự cô đơn/ bị lệ thuộc của con người hiện đại - được thỏa mãn mà cũng bị "vay khốn" giữa muôn vàn "phương tiện thiện xảo" của thời đại số, nhập nhòa giữa thực và ảo...

Her có một câu thoại mà mình thích...chí bật cười khi xem: ...anybody who falls in love is a freak. It's a carzy thing to do. It's kind of like socially acceptable insanity. Yêu đương gần như là một hành động điên khùng được xã hội chấp nhận. Amy - cô bạn thân của Theodore - cũng vừa bước ra khỏi hôn nhân - nói với "ảnh" như thế khi ảnh thừa nhận đang hẹn hò với "her" - một hệ điều hành:  I feel really close to her. Like when I talk to her I feel like she's with me. Does that make me a freak?

Nhưng trên bìa đĩa (lậu) của Her trích một câu thoại khác của Amy - khá phổ quát và cũng là chân lý ai cũng có thể trực nhận mà không phải kiếm tìm đâu xa - nhà Phật gọi là hiện pháp lạc trúWe are ONLY HERE BRIEFLY, and in THIS MOMENT. I WANT TO ALLOW myself JOY.

Vâng Amy, "breathe in compassion and breathe out joy", "breathe for your joy to be steady and calm" (*), in this moment.

(*) Từ ca khúc Breathe, you are alive của Làng Mai.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

N.

BV Nhi Đồng 2, 31.5

Post ảnh ni để nhớ một buổi sáng ở nơi này, nhớ N. và gia đình em - một gia đình nhỏ mang những cái tên gửi gắm ước ao thoát nghèo nhưng đến nay vẫn mãi là ước ao.

Cả nhà có ba công ruộng để kiếm lúa cho 5 miệng ăn nhưng không đủ, vẫn có vài tháng phải mua gạo. Rồi cầm cố ruộng để chữa bệnh cho N. Rồi đi vay. Ông bố trẻ "đi soi cá cả đêm" để kiếm tiền trả nợ. Bệnh tình của em đành "bỏ đó". Cũng may, em cũng được đến trường...

Nhờ thầy hiệu trưởng của N., chị QC và thành viên Kira, hôm qua N và ba mẹ mới từ U Minh lên đến Sài Gòn, đứng thức đợi "mấy cô Sài Gòn" từ 3g30 sáng trước cổng bệnh viện.

...Câu chuyện của N. choán hết tâm trí của mình mấy hôm nay...Nếu không có anh bác sĩ với thái độ tự tin "ngày rộng tháng dài, còn nước còn tát" chắc mình không nén được nước mắt. Nhưng ánh mắt của N. giúp mình tin vào khả năng chịu đựng của cô bé. Những cây xanh trong khuôn viên kia và tấm lòng của QC khiến mình vẫn thấy ngày hôm qua thật đẹp...

N. rồi có vững vàng như những cái cây kia, mình không dám mong đợi nhiều...Nhưng mình tin những ngày này sẽ cho em một ký ức ấm áp, rằng những mặc cảm, nỗi đau của riêng mình vẫn luôn có cha mẹ và người xung quanh mình tìm cách xoa dịu... Rằng đời sống chúng ta kết dính nhau bằng những sợi dây li ti kỳ lạ, để ta còn có những "người dưng" không khác "người nhà"...

Viết note này để còn cảm ơn Q.C với lý do rất thuyết phục của chị trong việc không lập gia đình, không tìm kiếm một đối tượng nào để kết hôn. "Quyết tâm" chị nha!

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Ở Kiên Giang, 17-5

Đã qua 10 ngày sau chuyến Kirakira lần 11, hầu như ngày nào cũng nán lại cơ quan mà "admin mình" vẫn chưa cập nhật được đầy đủ hình ảnh, thông tin cho Kirakira. Cứ "tham lam" muốn post thật nhiều, để những "lấp lánh" nhân lên, nhân lên, từ các bạn nhỏ Kiên Giang đến các thành viên Kirakira ở khắp mọi nơi - những thành viên đã khiến mình thấy cuộc sống là một vòng tròn ấm áp biết bao... Cảm ơn em Ley - người mình không nói cảm ơn trên FB :). Post lại ở đây cho Nâu hai hình ảnh mình nhớ nhất.

Mắt chữ o miệng chữ o luôn, khi nghe "MC" của Kirakira giới thiệu các món quà
Hai cha con ở trường tiểu học Thạnh Yên 2 (ấp Cạn Ngọn, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang). Khi nghe nhà trường đọc tên con lên nhận quà, ông "nhào" tới bên con: "Đưa bánh ba cầm cho!", khi con ôm cặp quà đợi các anh chị Kirakira chộp hình, ông đứng ở dưới nhìn con với đôi mắt trìu mến và nụ cười nở mãi.... Khi con mang quà về chỗ ngồi, ông lại "nhào" tới nói như reo: "Thử giày đi con! Thử giày đi con!". Rồi ông ướm giày cho con, lại cười, lại nói như reo...nhưng lần này bằng tiếng Khmer. Nhớ ông bố này ghê, nhớ dáng đứng và nụ cười hạnh phúc của "ổng" khi "dòm" con nhận quà, nhớ giọng nói mang màu.... lấp lánh của "ổng"..."Thương gì đâu!"


Và rất nhớ sự hấp tấp của anh nhỏ này ở trường Đông Hưng B (huyện An Minh) khi "ảnh" nhảy lên ghế, "tập trung cao độ" để mở nút áo mới 

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Từ xứ xứ nhớ

...
Trời có mấy độ xuân?
Ðất bao nhiêu miền lạ?
Chưa ngấy tiệc trần gian
Hồn run xanh búp lá
...
(Thanh Tâm Tuyền)


Huế vào mùa Phật Đản - by TH.Lộc
Tâm & Ban Mê, 30.4.14 -  by Ley
P/S: Thơ chép gửi tặng Tiểu thư Vô Độ nhân ngày bạn ý đang rong chơi - mừng tuổi mới, 1.5

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Đâu khoảng đầu tháng tư, nghe giang hồ nói thi sĩ Tô Thùy Yên mới về nước. Ngày cuối tháng tư, mình đọc lại bài này của ông - viết vào tháng 7 năm 1985 (?), sau 10 năm "mộng dữ", 10 năm làm "người tù cải tạo"....Bài này có nhiều câu hay "thần sầu", hay đến nhức xương người đọc...

Đọc một bài thơ hay, đủ thấy 1 ngày sống đáng 1 ngày sống :). 

Tận hôm nay, mới đọc được nhận xét rất giàu hình ảnh này của nhà thơ Thi Vũ (cũng là nhà thơ mình yêu thích) về thơ Tô Thùy Yên: Ngôn ngữ thơ Yên mới và linh diệu. Tiết điệu thơ mạnh và hùng. Người đọc như kẻ trôi bè trên dòng nước xiết. Càng về sau, thơ Yên toàn bích như rừng, như đá núi dựng sững qua khắp dãy mùa trời...

Ta về

Tiếng biển lời rừng nao nức giục 
Ta về cho kịp độ xuân sang


Ta về - một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai...
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ?
Mười năm, đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp 
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm, mặt xạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá 
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thế. Trời câm đất nín 
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu...

Ta về như bóng chim qua trễ 
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước? 
Núi lở sông bồi đã lắm khi...
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi?

Ta về cúi mái đầu sương điểm 
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa 
Làng ta, ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

Ta về như lá rơi về cội 
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy 
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức nghe buồn tận cõi xa

Ta về như hạt sương trên cỏ 
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa, người ơi!

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ 
Mười năm, người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm, bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời

Ta về như sợi tơ trời trắng 
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài quãng vắng?
Phải, ôi vàng đá nhắn quan san?

Lời thề truyền kiếp còn mang nặng 
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm, ta vẫn cứ là ta

Ta về như tứ thơ xiêu tán 
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ, mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ 
Nhà thương khó quá, sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa...

Ta về khai giải bùa thiêng yểm 
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi!
Hãy kể lại mười năm mộng dữ
Một lần kể lại để rồi thôi

Chiều nay, ta sẽ đi thơ thẩn 
Thăm hỏi từng cây những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?

Ta về như đứa con phung phá 
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già như vậy
Huống mẹ cha, đèn sắp cạn dầu...

Con gẫm lại đời con thất bát 
Hứa trăm điều, một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Hạt lệ sương thầm khóc biến thiên

Ta về như tiếng kêu đồng vọng 
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm, em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông

Ta gọi thời gian sau cánh cửa 
Nỗi mừng ràn rụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau

Ta về dẫu phải đi chân đất 
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát...
Hè nhà, bụi chuối thức thâu đêm

Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa 
Đêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Bước chạm khua từng nỗi xót xa

Ta về như giấc mơ thần bí 
Tuổi nhỏ đi tìm những tối vui
Trăng sáng lưu hồn ta vết phỏng
Trọn đời, nỗi nhớ sáng không nguôi

Bé ơi, này những vui buồn cũ 
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ, giọng thân quen

Ta về như nước tào khê chảy 
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất?
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa

Người chết đưa ta cùng xuống mộ 
Đêm buồn, ai nữa đứng bờ ao
Khóc người, ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc, ôi ngày một một hao

Ta về như bóng ma hờn tủi 
Lục lại thời gian, kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh

Ngồi đây, nền cũ nhà hương hỏa 
Đọc lại bài thơ buổi thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức?
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi

Ta về như hạc vàng thương nhớ 
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta

Tô Thùy Yên

P/S: Và cũng mới đọc nhận xét của một bạn văn của ông trên mạng: "Giả sử, không có cuộc chiến Việt Nam. Thơ ca miền Nam vẫn có Tô Thùy Yên nhưng không có bài thơ Ta về [...]. Triều đại có hưng vong, chiến tranh có kết thúc. Lịch sử có sự công bằng cho con chữ thẳng ngay, không tố giác nhưng không khuất phục, bỏ qua… Thái độ bình tâm nhả chữ khi viết về lịch sử là khí độ của người cầm viết [...]. Từng câu chữ trong Ta về là một thế giới của sáng tạo thơ từ và tâm cảm trùng trùng trong hạn hẹp của ngôn ngữ…".
 

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Như lý tác ý

from: langmai.org
Nửa đêm, ngồi xuống thở, mở trong mobile pháp thoại Năm tâm sở biến hành, khi tăng thân Làng Mai vừa hát đến câu "Con xin nguyện sám hối tất cả" cũng là lúc nước mắt người ngồi rơi xuống lòng bàn tay để ngửa...Như một gánh nặng vừa trút đi một ít.

Bởi bài hồi hướng như một ánh đèn cao áp rực sáng đột ngột soi vào góc tối của mình, thấy sự vẩn đục đã đóng từng lớp dày, sự khát ái đã trở thành con đường mòn cho tâm ý đi - về, thấy mình thật tệ khi biết có một nẻo vô minh mà vẫn cứ trượt vào...

Rớt nước mắt, bởi còn nhớ quá mình - của - 10 - năm trước. Nhớ hình ảnh "con bé" quả quyết đi xa một mình, "con bé" ngồi ăn trưa ở Đàn Nam giao trong sự "im lặng hùng tráng", ngồi ở thiền đường Bát Nhã, ngồi cả buổi chiều không chán trong một góc chánh điện Từ Hiếu... Những cuộc ngồi hạnh phúc.

"Mất rồi mình của ngày xưa"? Không hẳn là "mất", nhưng ly - nước - lọc - mình đã lẫn thêm màu khác - đục và tối hơn... Ừ, làm sao người ta có thể giữ lại được ánh mắt trong veo của ngày cũ. Sự thuần khiết đương nhiên sẽ mất đi theo thời gian? Nhưng không, đừng bao biện. Thời gian đâu có lỗi. Và càng sống, ngược với sự lão hóa của cái túi da này, tinh thần há chẳng phải lá thứ duy nhất phải mạnh mẽ hơn sao? Để "như lý tác ý", để lọc bụi bẩn, để không chìu chuộng những ham muốn tầm thường.

Mình lại nghĩ đến V.A. - anh bạn đồng nghiệp cùng sống và làm việc tại Sài Gòn, quen nhau từ một khóa học ở Hà Nội. Thông tin anh và vợ cùng hai con đang chuẩn bị cho con đường xuất gia, tham gia vào tăng đoàn Làng mai đã làm mình "chấn động" nhẹ, với niềm vui khó tả.

Mình vẫn hay nghe những dè bỉu của thế gian với những người xuất gia - dù có tu hay không tu, mình không tranh luận, cũng không nói mình vẫn luôn tin, rất tin vào sự trả ân, báo hiếu của người - tu - đúng - nghĩa, những đóng góp vi diệu của những người bị cho là "lánh đời" ấy đối với hạnh phúc của chính họ lẫn của tha nhân. Như với V.A. thôi, lúc anh chỉ đang là cư sĩ như lúc này, những cuộc gặp có anh -  trong nhóm bạn 7 người SG quen nhau ở HN ấy - bao giờ cũng được bao phủ bởi một bầu không khí hỉ lạc. Có thể có những người không nhận ra năng lượng chánh niệm và an lạc đến từ một người khác, nhưng nó là có thật.

Nói chuyện với V.A., hai chữ "xuất gia" lại trở lại với mình, như một tiếng gọi yêu thương....

Khởi nghĩ đến những người - biết - sống - một mình, biết - sửa - mình, cũng như "niệm" về những "nẻo về" như những ân sủng lớn mình đã có được, ta sẽ biết quay lưng với con đường mòn có mùi dục lạc, nâu ơi!

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Ngựa thép

Trước kia tôi vẫn nhìn nhận con người dựa trên chuẩn mực đạo đức chung chung, soi xét, chấp nhận hay từ chối họ cứng nhắc. Càng về sau này, tôi càng lãnh đạm hơn với các đánh giá dựa trên những giá trị bền vững. Chúng vẫn ở đấy. Người ta vẫn tìm đến chúng khi đưa ra quyết định then chốt. Xã hội vẫn dựa vào chúng để vận hành. Nhưng khoảng trống giữa các giá trị ấy mới tạo nên sức hấp dẫn khôn cưỡng cho đời sống cũng như khiến cho người đang sống trở nên hấp dẫn theo từng cách không ngờ....

(cont)

(Trích từ tiểu thuyết mới của Phan Hồn Nhiên - Ngựa thép - một "tác phẩm nội địa" hay...một cách bất ngờ :))

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

For April, again

Và giữa tháng tư rồi...

Còn thuộc lòng lời xưa viết trên Multiply: Tháng tư nắng chảy trên ngày.... Tháng tư soi một cảm tình tưởng tình cờ tưởng định mệnh tưởng có tưởng không. Ô hay tưởng hay không tưởng, rồi yêu dấu cũng tan như xuân sắc phai tàn...

Nhớ một lời hẹn của năm kia cho tháng tư mà năm nay bỏ lỡ: Hẹn với Huế thương, tìm tình trong gối...

Nhớ, và chợt nghĩ: Răng những tháng tư gần đây thường ít vui...Như ngày tháng này, mỗi sớm tối đi về cứ đọc trong đầu lời (thơ) - mới - nhớ - đã - thấy - buồn của anh Khuê Việt:

Ngôn không thể phút chốc khả khơi niềm u uẩn
Tình lẽ vì mươi năm dọi dài một kiếp?

Trần gian xưa nay (thực ra) mỗi người chỉ đi một đoạn
Kiều kia chảy mãi mà nước đã ngưng tự bao giờ

Ân oán nào ai biết được tự phản nguồn cơn
Mê ngộ phải chăng cũng chỉ là hư ngụy

(Ái ngã bổ)

Thích chữ khả khơi và chữ dọi dài, thích cái tựa dí dỏm đầy hàm ý, mà nhớ luôn cả đoạn "Mê- Ái" này.

Nhưng, có niềm vui lớn phải ghi lại cho tháng tư, cũng từ anh KV: Từ nay, có một ngày đặc biệt để vui cùng hiền huynh - ngày 12-4.

Tạ lỗi tháng tư, xốc lại mình bằng một câu của Mít Đặc dấu yêu: "Cuộc đời sẽ sống động biết chừng nào nếu đôi lúc, mình để yên cho những điều kỳ lạ xảy đến. Vodka có thể uống mình. Và một chuyến du lịch có thể đem mình đi".

Mít Đặc à, nhớ trò. Băn khoăn không biết Cuba chào đón trò thế nào, nhưng yên tâm vì trò luôn có khả năng an trú. Nhớ trò, một đêm dỗ giấc ngủ. Nhận ra tụi mình có thể quên nghĩ đến nhau trong những cuộc vui vầy nhóm này, nhóm nọ, nhưng luôn cần có nhau khi yếu lòng. Như một buổi chiều ở Chiêu. Như cái hôm Boston- Sài Gòn. Như ...rất nhiều khi "thầy" vẫn nghĩ chỉ có trò đọc ra cái quái quỷ gì, cái "tên cà chớn" nào làm bạn cười buồn...

Hôm nay từ Đà Lạt, em P.Thành hỏi thăm trò, nhắc nhớ cái hẹn 2012 "3 năm sau" của tụi mình...Làm lòng dạ cứ nôn nao...

"Và một chuyến du lịch có thể đem mình đi". Sẽ đền bù nhé, tháng tư!

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Ngày thơm bên lá

Bạc Liêu, xuân Giáp Ngọ

Khoảnh khắc này, hình ảnh này đủ "em ấy" vui suốt một mùa, và nhiều mùa nữa, nếu chưa kịp có niềm hân hoan nào khác chồng lấp lên...

Biết ơn thật, một đồng rau, một đường thơm, một ống kính. Biết ơn mình - của - khoảnh - khắc - đó. Em ấy nhớ nó khi niềm vui vắng - mặt - ở-  bên - trong, như tựa vào niềm tin: niềm vui luôn ở quanh mình. Em ấy nhớ nó khi vui, như niềm tin: hạnh phúc ở ngay trong mình, giản dị biết chừng nào...

Đã không ngờ "cánh đồng thơm" này trở thành một ký ức lâu bền đến vậy...Nên thèm đi quá - nhiều cuộc, cho "nửa đời hư" còn lại.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Lời đẹp của quê


Bạc tóc trở về quê / Bỡ ngỡ tìm đò bến mới / Nhìn dáng lạt bó rau / Nhận được người làng (Người làng). Mở ngay trang đầu của Xem đêm - tuyển tập thơ vừa ra mắt của Phùng Cung (1928-1997), đọc bài thơ ấy mà... giật mình rung động. Ấn tượng mà tác giả để lại trong người đọc bền chặt như tình làng trong thơ ông.

Và Phùng Cung, với những câu chữ thật hàm súc, cứ làm người đọc xao xuyến qua từng trang thơ. Như những ai đã qua những chuyến - đò - thiếu - nữ trong đời, giờ sông quê xa ngái, có thể thấy cả một thời tóc gió như gần lại khi đọc những câu giản dị này: Em về bên ấy / Thăm quê kẻo muộn / Mùa đang đẹp gió / Nón đội qua đò / Đừng để gió bay (Qua đò).

Mỗi bài thơ thường chỉ vài đôi câu, vậy mà khó một bức tranh nào, một thước phim nào có thể lột tả trọn vẹn được cảnh và tình thẳm sâu trong những câu thơ tự do đẹp và mới ấy. Chỉ có thể là những con chữ kỹ lưỡng của Phùng Cung. Cánh bèo, gà con, dế nâu, sáo diều, dòng sông, bến đò, và gió, và nắng, và mưa...; tất cả đều trở nên sống động, nhân bản và tinh tế đến bất ngờ qua đôi mắt của ông: Lênh đênh muôn dặm nước non / Dạt vào ao cạn / Vẫn còn lênh đênh (Bèo),...Gió bấc về / Gà con lên cơn sốt / Nhong nhóc đi, đứng / Chen nhau tìm chỗ ấm / Cẳng gầy lội gió... (Chùm gió bấc),...

Riêng “gió”, người đọc sẽ gặp rất nhiều gió. Gió không chỉ đẹp, gió trở thành những sinh thể có thần lạ lùng trong thế giới chữ của nhà thơ: Vườn thơm gió quẩn, gió đi (Bánh trôi), Sáo diều ai hóc - gió ven sông (Đêm ven sông), Tiếng tù và bết - gió (Bữa đẹp), Đom đóm bay ngang/Ngọn đèn gió - bẻ (Đêm xuân), Đường thiên lý gió khua (Giọt lụy)... Phùng Cung với thiên nhiên như một. Ông là gió để nghe “hương cau gió liệm” (Tang), nghe “nát - gió đường làng” (Đường làng). Là ao khuya để biết “nước thở thì thầm”, là lá để nghe mưa gõ trên mình, là chính đêm khi “trở giấc xem đêm / Cuối trời trăng - mỏi / Trái gấc chín - ngập ngừng / Tóc rụng trạt lối đi... (Xem đêm). Tình yêu thiên nhiên ấy bất tuyệt trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Trên vai áo tù / Trăng vá lụa (Trăng ngục)...

“Như những luồng điện không giật chết người nhưng cứ thắt vào tim những luồng rung động rất thấm sâu”, nói như vậy về thơ Phùng Cung, có lẽ nhà thơ Hoàng Cầm còn nói giùm cho nhiều độc giả khác nữa. Trà của ông là một “luồng điện” thật sự: Quất mãi nước sôi / Trà đau nát bã / Không đổi giọng Tân - Cương. Một chữ “quất”, mà đủ giật mình thương người thưởng trà vô cùng mẫn cảm. 13 chữ, mà đủ thấy khí tiết của người quân tử gặp nạn...

Đọc hết tập Xem đêm, nghĩ về Phùng Cung, bỗng dưng hình dung một ông già khăn áo tề chỉnh “quỳ dưới chân quê”, hít sâu vào hồn nhỏ cái “mùi lưu luyến” mà ông “nguyện mang theo/ đến ngày trăm tuổi”: mùi làng. Và quanh cái nhìn mênh mang của ông, là đường quan lay nắng, là sông đẹp dòng, là tiếng dế ru hoa nở, là bếp chùa nheo khóisao gài cửa sổ...

Tất cả chưa mất đi, nhưng khi cái gọi là “quê” đã nhạt nhòa trong lòng nhiều người bỏ quê lên phố, khi chính quê đang thu hẹp dần, còn ai đủ giàu có tình - yêu - quê để giữ được mùi làng và vô vàn nét quê yêu dấu ấy bằng những lời đẹp đến thế!

P/S: Bài đã in trên Tuổi Trẻ năm 2012.

Hai năm không dài, vậy mà đã đủ quên hết những gì đã viết, cho đến khi vô tình đọc lại trong sổ tay papa tỉ mẩn cắt dán mấy bài báo.  Nhiều lúc chán viết, nhưng đôi lúc lại muốn viết, có lẽ là vì ba. 

Và nghĩ, với trí nhớ thật tệ này, giá mà cuốn nào mình thích, mình cũng "làm siêng" note lại như vầy, cũng là một cách để "đọc lại" cuốn - sách - của -mình...

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

"Quát tháo trăng sao"

...
Thế là tôi đã làm được
cho họ chán tôi
làm họ chán họ mới là
cái khó
nhưng việc này hình như
không phải việc người
mà là việc của quỷ thần
Họ chán tôi nên
tôi được đi thồ quanh quẩn
huyện nhà
Họ giữ đăng ký xe
cho tôi khỏi đi xa
vì họ sợ tôi còn thích làm
chính trị
Không bị quấy rầy
tôi thồ liền
không ngày nào nghỉ
nên đã mua được xe cải tiến
trung quốc cho mấy thằng
con trai cùng đi làm trâu
thồ như bố
và đứa con gái bé đi học
đã có xe phượng hoàng nữ
Họ chán tôi nên
tôi được tí teo dễ thở
Nhưng họ chưa chán họ
Cái ác càng ngày vẫn còn
Thấy mình là muôn
trượng đỉnh cao
bắt đứng lại
thời gian
và quát tháo trăng sao
dưới chân đang
Đất sụt

(Trích Chuyện tôi về của Hữu Loan)

Vừa đọc trích đoạn đó trên trang web Văn Việt (http://vanviet.info) của Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam, muốn rớt nước mắt...

Đã hơn 30 năm, cái chuyện "bắt đứng lại thời gian" và "quát tháo trăng sao" vẫn còn đó. Nhưng có vẻ bây giờ, có nhiều thứ con người ta sợ đánh mất hơn là lương tri và dũng khí, nên mọi "âm mưu đẽo tròn" đều không có nguy cơ thất bại, ít nhất là trên mặt báo...

Y không là y

Bài phỏng vấn làm nhanh nhất từ trước tới nay, note lại bản full cho nhãn Sách của bạn nâu. 

Tác giả Phùng Hi: Bỏ dạy thêm nên thử.... viết văn

Không chủ động in sách nếu NXB không gọi tới, dè dặt, ngại ngần khi trả lời phỏng vấn của báo chí như một cây bút mới, vậy rồi,  tác giả Phùng Hi cũng chia sẻ với Tuổi Trẻ đôi ba câu chuyện của một thầy giáo viết văn nhân tập truyện Y không là y của ông vừa trình làng.

Nói là mới, nhưng cái tên Phùng Hi cũng đã kịp trở nên quen thuộc với nhiều độc giả đọc truyện ngắn của Tuổi Trẻ. Nhiều bạn đọc nhớ đến Phùng Hi là nhớ ngay đến sự hài hước, duyên dáng của tác giả trong truyện ngắn Những mảnh vỡ tình đầu đăng trên báo Tuổi Trẻ Xuân 2013. Trước đó và sau đó là nhiều truyện ngắn đáng nhớ khác như Bào tỷ ông nghị, Chuyện cô Bân, Thèm danh, Muốn làm giám đốc...đã làm nên "nét riêng" của Phùng Hi: cái nhìn phản biện đầy tính thời sự, cười cợt mà luôn dí dỏm và ẩn nét hồn hậu.

Phùng Hi là bút danh do tác giả nói lái  từ tên gọi Nguyễn Phi Hùng.

* Rất nhiều truyện ngắn trong tập sách đầu tay này liên quan đến nghề giáo. Phải chăng chính những chuyện "cười ra nước mắt" của đời sống dạy - học đã thôi thúc một thầy giáo như ông cầm bút viết văn ở tuổi 40?

- Thật ra tôi muốn tất cả các truyện trong tập đầu tiên này đều nói về nghề giáo nhưng nghĩ sợ khô khan. Nếu tính số lượng người ăn lương nhà nước thì giáo viên là đông nhất mà đông người chắc chắn sinh lắm chuyện. Tôi cũng xác định bốn mươi tuổi mới đi viết văn thì khó lòng đi xa được nhưng có hề gì, không mợ thì chợ vẫn cứ đông. Và cũng không ngờ mình lại đi viết về chính cái nghề của mình chứ lúc đầu không có ý định thế.

* Vậy cơ duyên gì đã dẫn ông đến với văn chương? 

- Tôi là giáo viên dạy toán, cũng có thử dạy thêm vì nghèo túng quá nhưng đến cuối tháng tôi rất ngại đòi tiền, cầm tiền học trò đưa, vậy là bỏ giữa chừng. Người ta chê tôi việc này lắm, nhất là vợ. Tôi nói tránh chắc là tôi không có duyên dạy thêm. Chẳng biết làm gì nên thử viết văn chứ nghiên cứu chuyên sâu về toán chẳng biết để làm gì. Tôi cũng từng nghĩ viết sách giải bài tập toán nhưng làm sao cạnh tranh nổi đây trong khi mình ở tỉnh lẻ.

Mà tôi cũng không nghĩ mình viết được văn. Vậy mà rồi một ngày lại có riêng một tập truyện. Có điều gì đó không chắc chắn lắm, bồng bềnh, chưa định hình được. Có lẽ chính xác là tôi chưa đủ tự tin, thấy “nghề viết” hình như chưa gắn vào mình, còn nghiệp dư và còn kiểu “văn nghệ cho vui”. Viết văn với tôi hiện giờ mới là duyên, duyên kỳ ngộ chứ chưa phải nghiệp, mà duyên thì có thể hết bất kỳ lúc nào. Tôi sợ chuyện viết ám vô mình như nhiều người từng hăm.

* Trong truyện ngắn Y là thầy giáo, ông viết "tôi sẽ viết đến râu dài đụng rún" vẫn chưa hết chuyện" về sự khổ sở của thầy giáo thời nay. Vì đâu...nên nỗi?

- Quả là chuyện khổ của thầy cô giáo thời nay là chuyện dài tập. Nhưng cái khổ nói ở đây ngoài tác động khách quan từ xã hội, từ chính sách giáo dục, nó còn bị tác động bởi chính thầy cô giáo. Tham sân si hỉ nộ ái ố có đủ thì không khổ sao được. Có vẻ như cả xã hội chối bỏ đức tính tốt đẹp của người thầy trong quá khứ mà dân tộc đã đúc kết. Ví dụ câu: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" đã bị phụ huynh biến tướng chữ "yêu" đi. Thấy thầy cô nghèo thì khinh là điều khá lạ, lẽ ra phải kính mới đúng chứ. Chỉ một chi tiết này thôi đã làm cả ngành giáo dục nháo nhào.

*  Những mảnh vỡ tình đầu, Như sương như khói hay Tỵ và ngọ trong tập truyện này đều là những câu chuyện tình yêu đầy dư vị. Ông nghĩ sao nếu có độc giả chờ đợi đọc Phùng Hi là chờ đợi đọc...chuyện tình?

- Tôi nghĩ mấy cái truyện tình chắc là ăn may, nó không phải sở trường của tôi.

* Vậy đề tài ông quan tâm nhất có lẽ vẫn là sự  “nháo nhào” của ngành giáo dục? Và như ông nói, nghề giáo “lắm chuyện”, chắc còn cả “kho” đề tài để ông viết?

- Tôi rất may mắn là Tuổi Trẻ cũng như Báo Phú Yên quê nhà tạo cho mình một "kênh viết báo" về giáo dục. Những tiêu cực, những khổ sở quá trần trụi của nghề giáo đôi khi khó đưa vô văn hoặc tôi không đủ tài để đưa vô văn. Cái "lắm chuyện" của nghề giáo, theo tôi thấy, nó dở dở ươn ươn; cái chân, cái mỹ không đi đến tột cùng; cái xấu, cái ác cũng thế thành ra khó lôi cuốn bạn đọc. Nên nếu còn tiếp tục viết về nghề giáo, tôi vẫn chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng, hài hước. Chuyện cả kho còn đó, nhưng nhào nặn ra thành phẩm thì không dám nói trước.

* Truyện ngắn nào ông tâm đắc nhất sau bốn năm viết văn?

- Tôi thích nhất, có lẽ dùng từ khoái thì đúng hơn, truyện Muốn làm giám đốc, nó đặc tả đúng một anh chàng người Việt với máu làm quan chảy rần rật trong huyết quản nhưng khác mọi người, ngoài mặt làm như chẳng thèm: "Quan ấy à, ôi quan nhất thời dân vạn đại. Làm quan chỉ tổ gánh trách nhiệm chứ được gì", anh này biểu hiện ra mặt cho bõ ghét. Cho bỏ ghét những thằng núp lén chạy đua giành chức.

Box: Tiếng cười dài và tiếng thở dài
Y không bi quan, sầu não, y còn biết cười, dù cái cười giấu cái khóc bên trong. Ấy là nhờ người kể chuyện y biết viết truyện có giọng cười để khỏa lấp cái không thể khỏa lấp, để níu kéo cái không thể níu kéo. Kể chuyện giọng cứ tưng tửng, có truyện như bài báo nhưng đọc ra vẫn là truyện nhờ giọng, truyện này kéo theo truyện khác như là một truyện dài có chung một nhân vật y, tập truyện như vậy là một tiếng cười dài và một tiếng thở dài. Đọc anh thấy vui ở cách kể chuyện dù chuyện kể không vui.
Trích lời tựa của Phạm Xuân Nguyên

 P/S: Bài đã in trên Tuổi Trẻ nhật báo.

Nghe tác giả kể về việc không thể đòi tiền, cầm tiền học trò, sự túng thiếu của nghề giáo, sự mặc cảm, thiếu tự tin của thầy cô giáo...mà cay mắt, nhớ những người thầy giàu tự trọng mà thiếu niềm vui nghề nghiệp của mình.