Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồngMẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông
(Bông hồng cho mẹ, Đỗ Hồng Ngọc, 2012)
Bài thơ này mình biết đến lần đầu khi phỏng vấn tác giả - bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong quán café Chiêu ở Quận 3, Sài Gòn. Chú và mình trò chuyện quanh quyển Thấp thoáng lời kinh, loanh quanh thế nào mà nói sang thơ ca, mình không còn nhớ rõ. Chú đọc cho mình nghe 4 câu đó, mình ấn tượng ngay. Những câu thơ nằm ngoài chủ đề câu chuyện nhưng mình vẫn tìm cách đưa vào bài viết. Trí nhớ mình đúng là thiên vị thơ, nhớ mãi 4 câu thơ từ hôm đó...
Với mình, ẩn sau "Bông hồng cho mẹ" là một ngày lễ dễ thương của văn hóa Phật giáo, văn hóa Việt: Lễ Vu Lan. Ẩn sau bài thơ giản dị đó là cả cái nhìn của phương Đông về hai cõi âm - dương. Mà thật ra, chẳng âm dương cách biệt gì cả, “ngoại”, “mẹ” và “con” đều ở đây, trong bài thơ nhỏ này, trong tâm tưởng của “con” - “con” nay đã nhìn về Còn - Mất trong cõi ta bà một cách nhẹ nhàng, an nhiên, dù đã bao mùa Vu Lan “con” cài hoa trắng, đóa hồng kia "con" “nhường” cho mẹ, mẹ ơi…
20 chữ thôi, mà khiến người đọc thấy cả ba “nhân vật” đều gần gũi, thấy yêu văn hóa Việt, yêu cuộc sống quá nhiều yêu thương và quá đỗi vô thường này…
Bẵng qua 5, 6 mùa Vu Lan, mình gặp lại bài thơ, lần này được in trong tập sách Thơ ngắn Đỗ Nghê (Đỗ Nghê là một bút danh khác của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc), không khỏi thấy vui, không khỏi muốn nghe chính lời tác giả vang lên, như buổi chiều năm nao…
Mình mang tập thơ về, để ở đầu giường, một hôm thức dậy, trí não còn ngái ngủ, quơ tay lên mở sách, đọc đúng một bài rồi gấp sách lại vì nước mắt chảy:
Ba dạy con
Mỗi ngày
Một chút
Không bài học nào
Như ba đã học
Từ con
Nỗi mất!
(La Ngà 5, 1990)
Mình may mắn chưa có trải nghiệm đau đớn như vậy về nỗi mất, vậy mà 19 chữ kia cứ như một vết cắt bất thần vào con tim nhỏ…Lại một câu chuyện của sống chết vô thường, của có - không - còn - mất, của cõi đời mong manh cõi lòng mong manh...
Đâu cần dông dài, đâu cần khoác áo gấm áo lụa cho ngôn từ, đâu cần chiều kích suy tưởng, thơ, đôi khi chỉ cần là tiếng nói chân thật giản dị của khoảnh - khắc - trái - tim - cất - lời - như - không - khác - đi - được, vậy mà cứa đau, vậy mà xoa dịu…Mối tương giao và tri âm giữa người thơ với người đọc, đôi khi cũng lạ lùng như thơ vậy.
Nãy giờ mình nhắc hai lần chữ “vô thường”, với cả tập thơ, đúng là lẽ vô thường, “bài học” có - không bàng bạc khắp trong cái nhìn về đất, nước, sóng, hơi thở, tình yêu, tuổi già, về buổi ngày, buổi đêm, về sợi tóc bạc, về tấm thân tứ đại này….
Tình thương ư? Có một nỗi nhớ rất “y học” thế này:
Thôi hết cồn cào
Thôi không quặn thắt
Chỉ còn âm ỉ
Chỉ còn triền miên
Thì thôi cấp tính
Thì đành kinh niên
(Nỗi nhớ, 1995)
Vô thường ư? Cái thấy của y học đi cùng với cái thấy của thiền học:
Ta bay vù vù trong không gian
Mà cứ tưởng nằm im
Trên gối
Mỗi ngày ta rơi rụng
Mỗi ngày ta phục sinh
Mà cứ tưởng không hề thay đổi…
(Vô thường)
Có một bài mang tên Về Thiền tập tác giả để cuối tập thơ, mình không chép lại ở đây, thay vì vậy, mình chép "bài thơ 2 chữ" tác giả nhắn cho mình, sau khi nhìn thấy cái tựa “giựt gân” không đúng tinh thần bài điểm sách trên 1 tờ báo mạng: "Thôi kệ!"
("Thôi kệ!", hai chữ đó, với con là “thơ ngắn Đỗ Nghê, là "thơ Trịnh Công Sơn", là "thơ thiền' đó chú Ngọc ơi! :) )
Trong lời đề tựa cho tập Kinh thi từ ngàn năm trước (mà Đỗ Hồng Ngọc có dẫn lại), Chu Hy viết rằng thơ là giọng điệu cung bực “như không thôi đi được” của “những cái ý nhị không thể nói hết ra được mà hình hiện ở trong lúc ngậm ngùi ngợi than”.
Nghĩ về thơ như thế, cảm thơ ai, cảm thế nào ắt phải tùy tạng người, tùy khoảnh khắc, tùy không gian, tâm thế…, thật không dễ luận bàn, có phải? Như dễ gì lại có một sớm mai, 1 bài thơ nhỏ đánh thức một đứa người lớn đang ham ngủ vùi.
Ảnh: Một trong những minh họa của chính tác giả trong tập sách. Mình thích bức này, vì rất “Bình Thuận thân thương”
Bẵng qua 5, 6 mùa Vu Lan, mình gặp lại bài thơ, lần này được in trong tập sách Thơ ngắn Đỗ Nghê (Đỗ Nghê là một bút danh khác của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc), không khỏi thấy vui, không khỏi muốn nghe chính lời tác giả vang lên, như buổi chiều năm nao…
Mình mang tập thơ về, để ở đầu giường, một hôm thức dậy, trí não còn ngái ngủ, quơ tay lên mở sách, đọc đúng một bài rồi gấp sách lại vì nước mắt chảy:
Ba dạy con
Mỗi ngày
Một chút
Không bài học nào
Như ba đã học
Từ con
Nỗi mất!
(La Ngà 5, 1990)
Mình may mắn chưa có trải nghiệm đau đớn như vậy về nỗi mất, vậy mà 19 chữ kia cứ như một vết cắt bất thần vào con tim nhỏ…Lại một câu chuyện của sống chết vô thường, của có - không - còn - mất, của cõi đời mong manh cõi lòng mong manh...
Đâu cần dông dài, đâu cần khoác áo gấm áo lụa cho ngôn từ, đâu cần chiều kích suy tưởng, thơ, đôi khi chỉ cần là tiếng nói chân thật giản dị của khoảnh - khắc - trái - tim - cất - lời - như - không - khác - đi - được, vậy mà cứa đau, vậy mà xoa dịu…Mối tương giao và tri âm giữa người thơ với người đọc, đôi khi cũng lạ lùng như thơ vậy.
Nãy giờ mình nhắc hai lần chữ “vô thường”, với cả tập thơ, đúng là lẽ vô thường, “bài học” có - không bàng bạc khắp trong cái nhìn về đất, nước, sóng, hơi thở, tình yêu, tuổi già, về buổi ngày, buổi đêm, về sợi tóc bạc, về tấm thân tứ đại này….
Tình thương ư? Có một nỗi nhớ rất “y học” thế này:
Thôi hết cồn cào
Thôi không quặn thắt
Chỉ còn âm ỉ
Chỉ còn triền miên
Thì thôi cấp tính
Thì đành kinh niên
(Nỗi nhớ, 1995)
Vô thường ư? Cái thấy của y học đi cùng với cái thấy của thiền học:
Ta bay vù vù trong không gian
Mà cứ tưởng nằm im
Trên gối
Mỗi ngày ta rơi rụng
Mỗi ngày ta phục sinh
Mà cứ tưởng không hề thay đổi…
(Vô thường)
Có một bài mang tên Về Thiền tập tác giả để cuối tập thơ, mình không chép lại ở đây, thay vì vậy, mình chép "bài thơ 2 chữ" tác giả nhắn cho mình, sau khi nhìn thấy cái tựa “giựt gân” không đúng tinh thần bài điểm sách trên 1 tờ báo mạng: "Thôi kệ!"
("Thôi kệ!", hai chữ đó, với con là “thơ ngắn Đỗ Nghê, là "thơ Trịnh Công Sơn", là "thơ thiền' đó chú Ngọc ơi! :) )
Trong lời đề tựa cho tập Kinh thi từ ngàn năm trước (mà Đỗ Hồng Ngọc có dẫn lại), Chu Hy viết rằng thơ là giọng điệu cung bực “như không thôi đi được” của “những cái ý nhị không thể nói hết ra được mà hình hiện ở trong lúc ngậm ngùi ngợi than”.
Nghĩ về thơ như thế, cảm thơ ai, cảm thế nào ắt phải tùy tạng người, tùy khoảnh khắc, tùy không gian, tâm thế…, thật không dễ luận bàn, có phải? Như dễ gì lại có một sớm mai, 1 bài thơ nhỏ đánh thức một đứa người lớn đang ham ngủ vùi.
Ảnh: Một trong những minh họa của chính tác giả trong tập sách. Mình thích bức này, vì rất “Bình Thuận thân thương”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét